Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ bầu căng thẳng quá mức trong thai kỳ sẽ khiến DNA của con bị hỏng, con dễ mắc phải các bệnh ung thư, hiểm nghèo

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được khi người mẹ căng thẳng liên tục trong thai kỳ sẽ khiến cho mẹ và bé gặp phải nhiều vấn đề.

Từ lâu, các bác sĩ vẫn luôn khuyên những người phụ nữ mang thai không nên để tâm trạng của mình bị căng thẳng. khi đó, các chuyên gia chỉ biết rằng căng thẳng trong thai kỳ sẽ dẫn đến một số biến chứng không tốt cho sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Song, mới đây nhất, một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học california, los angeles (mỹ) đã chứng minh được khi người mẹ căng thẳng liên tục trong thai kỳ sẽ khiến cho mẹ và bé gặp phải hai vấn đề nghiêm trọng sau đây:

1. Em bé sẽ già nhanh hơn, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường và tim mạch

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi 111 phụ nữ trước khi mang thai cho đến khi con của họ được 3 – 5 tuổi. sau đó, họ phân tích mẫu tế bào bên trong máu của những đứa trẻ bằng cách chiết xuất dna bao gồm cả telomere - các đoạn dna nhỏ ở đầu các nhiễm sắc thể đóng vai trò như mũ bảo vệ. nó giống như các đầu nhựa trên dây giày. rồi đem so sánh độ dài của telomere này với mức độ căng thẳng mà họ đã thực hiện khi trẻ còn ở trong bụng mẹ.

Mẹ căng thẳng quá mức trong thai kỳ sẽ khiến DNA của con bị hỏng, con dễ mắc phải các bệnh ung thư, hiểm nghèo - Ảnh 1.

Mẹ quá căng thẳng trong thai kỳ sẽ khiến con bị lão hóa nhanh, và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, hiểm nghèo (ảnh minh họa).

Kết quả, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng sự căng thẳng của người mẹ ảnh hưởng xấu đến độ dài của telomere của em bé. trong khi đó, chiều dài của telomere càng ngắn thì đứa trẻ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo. đây chính là lý do vì sao một số người lại già đi nhanh hơn so với những người bằng tuổi khác.

Tiến sĩ judith carroll, phó giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi sinh học, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, đã giải thích mối liên hệ giữa căng thẳng của người mẹ và quá trình lão hóa tế bào của thai nhi như sau: "chúng tôi biết rằng căng thẳng có thể kích hoạt chứng viêm và hoạt động trao đổi chất. hai quá trình này đều góp phần làm hỏng dna. telomere rất dễ bị tổn thương và nếu không được chữa trị kịp thời trước khi phân bào, chúng có thể bị ngắn lại, dẫn đến các tế bào bị lão hóa sớm".

Mẹ bầu căng thẳng quá mức trong thai kỳ sẽ khiến DNA của con bị hỏng, con dễ mắc phải các bệnh ung thư, hiểm nghèo - Ảnh 3.

2. Sự căng thẳng của người mẹ ngay cả trước khi mang thai có thể dẫn đến sinh non

Một nghiên cứu khác của giáo sư tiến sĩ christine dunkel schetter – công tác tại khoa tâm lý, đại học california, los angeles (mỹ), cho thấy những phụ nữ trải qua mức độ căng thẳng cao trước khi mang thai có nhiều khả năng sẽ sinh non.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của 2.600 phụ nữ. đây là những người có mức độ căng thẳng từ trung bình cho đến mức cao do lo lắng về tài chính, công việc, các mối quan hệ trong gia đình, cách nuôi dạy con, bạo hành…

Kết quả, những bà mẹ có mức căng thẳng cao sinh con sớm hơn 1 tuần so với các bà mẹ có mức căng thẳng trung bình. trong khi đó, sinh non có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của một đứa trẻ, từ vấn đề tiêu hóa cho đến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

Mẹ căng thẳng quá mức trong thai kỳ sẽ khiến DNA của con bị hỏng, con dễ mắc phải các bệnh ung thư, hiểm nghèo - Ảnh 2.

Sức khỏe và mức độ hạnh phúc của bà mẹ trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).

Giáo sư christine nói: "những phụ nữ tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng vừa phải có thể xây dựng các chiến lược đối phó để họ giảm bớt căng thẳng trước và trong khi mang thai. còn những phụ nữ bị stress nặng sẽ càng căng thẳng hơn thai kỳ.

điều chúng ta chưa biết cho đến nay là liệu sức khỏe tâm lý xã hội của người mẹ trước khi thụ thai có quan trọng đối với kết quả sinh nở của cô ấy hay không. và nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng nó thực sự quan trọng. nó thậm chí có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả bà mẹ và em bé, chẳng hạn như bà mẹ bị rối loạn chức năng miễn dịch do căng thẳng có thể gặp rủi ro khi mang thai".

Chính vì thế, Giáo sư Christine đã đưa ra kết luận sức khỏe và hạnh phúc của bà mẹ trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, các bà mẹ hãy luôn giữ cho tâm trạng của mình được thoải mái kể cả khi bạn chưa có thai để bảo vệ sức khỏe bản thân và con của mình sau này.

Nguồn: Insider, Parents, News

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-bau-cang-thang-qua-muc-trong-thai-ky-se-khien-dna-cua-con-bi-hong-con-de-mac-phai-cac-benh-ung-thu-hiem-ngheo-20210105142301015.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY