Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mì chính rất mặn, tưởng mì chính ngọt là sai lầm: 4 lưu ý để ăn mì chính không hại sức khoẻ

Mì chính được coi là phụ gia thực phẩm được phép sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm nay mì chính được xem như thủ phạmtiềm ẩn nhiều nguy cơ.

mì chính rất mặn

gs đỗ doãn lợi – nguyên viện trưởng viện tim mạch quốc gia cho biết, hiện nay, thành phần mì chính chứa nhiều muối natri. khi ăn nhiều mì chính sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn máu.

Chính vì vậy, gs lợi cho rằng, một trong những cách phòng bệnh tim mạch càng phải hạn chế ăn mì chính. nhiều người nghĩ rằng mì chính ngọt thậm chí nêm nhiều chút cho "đưa miệng" hay nấu ăn quá mặn thì chữa cháy bằng mì chính. điều này hoàn toàn sai lầm chỉ làm món ăn mặn thêm.

Gs lợi khuyến cáo, việc sử dụng kết hợp các loại gia vị kể cả mì chính với liều lượng thích hợp sẽ không ảnh hướng đến sức khỏe. tuy nhiên cần ăn đủ, không ăn quá mặn. những người bị tăng huyết áp, sử dụng Thu*c lợi tiểu càng hạn chế ăn mì chính càng tốt.

Theo bác sĩ đỗ thị ngọc diệp, trung tâm tư vấn dinh dưỡng tp.hcm, mì chính là gia vị quen thuộc của nhiều gia đình. tính an toàn của mì chính đã được thẩm định bởi nhiều tổ chức y tế, sức khỏe trên thế giới.

Tổ chức y tế thế giới (who) từ năm 1987 đã kết luận: "quá trình chuyển hóa mì chính trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, mì chính an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định".

Các tổ chức khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu và Cơ quan Quản lý Thu*c và Thực phẩm của Mỹ cũng đưa ra những kết luận tương tự.

Mì chính không nằm trong danh sách các thực phẩm gây dị ứng của codex (ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế). nghiên cứu được thực hiện bởi geha năm 2000 tại mỹ và nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định mì chính không phải là nguyên nhân gây ra "hội chứng nhà hàng trung quốc".

Như vậy có khả năng những triệu chứng khó chịu kể trên xuất phát từ việc sử dụng mì chính không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí là yếu tố tâm lý sau khi nghe những thông tin không hay về mì chính.

 Mì chính rất mặn, tưởng mì chính ngọt là sai lầm: 4 lưu ý để ăn mì chính không hại sức khoẻ - Ảnh 1.

Mì chính ăn nhiều không tốt.

4 điều cần nhớ

Theo bác sĩ Diệp khi sử dụng mì chính, mọi người cần chú ý 4 điểm sau:

- thứ nhất, mì chính có thể được xem là an toàn đối với sức khỏe con người nhưng mì chính chỉ là một loại gia vị chứ không phải là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, vì vậy người dùng chỉ nên sử dụng khi thấy thực sự cần thiết.

- thứ hai, hãy chú ý xem cơ thể có bị dị ứng khi sử dụng mì chính hay không. nếu bạn bị dị ứng với mì chính thì không nên sử dụng chúng trong các món ăn.

- thứ ba, trong thành phần mì chính có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương và gây rối loạn tiêu hóa, mà trong mì chính có natri.

Do đó, phải lưu ý rằng những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng mì chính.

- thứ tư, với trẻ em, để thực hành với lối sống lành mạnh, khuyến nghị không nên sử dụng gia vị trong đó có mì chính khi chế biến thức ăn cho trẻ em dưới 12 tháng. với trẻ em lớn hơn thì cũng không nên, vì thực tế đây là loại gia vị không có giá trị dinh dưỡng.

Việc nấu, nêm nếm hoặc lạm dụng mì chính khi nấu thức ăn cho trẻ vô tình làm tăng khả năng dị ứng với những trẻ không dung nạp được với mì chính hoặc tăng nguy cơ tiêu thụ nhiều hàm lượng nitrat có trong loại gia vị này. nêm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt là không ăn mặn để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương, béo phì....

Ngoài ra, với tất cả loại gia vị, không riêng mì chính, khi nêm nếm gia vị vẫn phải chú ý một số nguyên tắc chung như: không nên ăn mặn, không sử dụng nhiều gia vị nếu không cần thiết. trên thực tế, sử dụng mì chính càng ít càng tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/mi-chinh-rat-man-tuong-mi-chinh-ngot-la-sai-lam-4-luu-y-de-an-mi-chinh-khong-hai-suc-khoe-20201217172851217.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY