Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mối nguy khi 80% ca tăng huyết áp bỏ qua điều trị

Gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị.

Chỉ đo huyết áp một lần trong ngày, bỏ qua điều trị huyết áp dự phòng, không đi khám định kỳ… là nguyên nhân tỷ lệ người mắc bệnh lý này gặp nhiều biến chứng đáng tiếc.

Đây là những chia sẻ của GS, TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại hội thảo khoa học: “Xu hướng đông - tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ” do Hội Đột quỵ Việt Nam tổ chức sáng 9-7.

Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri
Hơn 80% ca tăng huyết áp bỏ qua điều trị

Tại hội thảo, GS, TS Nguyễn Văn Thông chia sẻ kết quả điều tra mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, tính riêng tại Việt Nam, 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp.

Theo thống kê, gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200 nghìn ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp.

Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri

“Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp có xu hướng trẻ hóa, ghi nhận ở những bệnh nhân còn trẻ ở độ tuổi 30-40”, GS Thông cho hay.

Theo GS, TS Nguyễn Văn Thông, tăng huyết áp là bệnh mạn tính, nếu muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải sử dụng Thu*c điều trị huyết áp lâu dài kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc lựa chọn Thu*c điều trị phù hợp cùng với tâm lý chủ quan vì xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh khiến nhiều người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng: như bỏ Thu*c ngay khi thấy huyết áp hạ hay khi gặp tác dụng phụ.

Thậm chí, có người bệnh tự ý tăng liều Thu*c để hạ nhanh huyết áp, không theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chưa chủ động phòng ngừa các biến chứng bệnh. Nhiều người chưa biết cách sử dụng đông - tây y kết hợp để duy trì huyết áp mục tiêu.... Vì vậy, huyết áp của người bệnh có thể tăng cao đột ngột (cơn tăng huyết áp), là nguyên nhân gây tăng nguy cơ đột quỵ và đột quỵ.

GS Thông cho biết, điều trị đột quỵ do tăng huyết áp gặp nhiều khó khăn do những tổn thương thần kinh ở các mức độ khác nhau, để lại hậu quả nặng nề như: khuyết tật kéo dài, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, giảm tuổi thọ, mất khả năng lao động thậm chí gây Tu vong….

Duy trì huyết áp bền vững, đối phó với nắng nóng kéo dài

Trong thời tiết nắng nóng kéo dài, GS Thông cho biết, có ba lý do để người tăng huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ. Đầu tiên là việc mất nước do đào thải mồ hôi dẫn tới tăng độ quánh của máu, máu lưu thông trong động mạch ít.

Bên cạnh đó, khi nắng nóng dùng điều hòa nhiều, cơ thể người già rất khó thích nghi ngay với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dẫn đến tăng huyết áp. Trời nắng nóng, mọi người thường khó tính hơn, stress tăng lên cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90mmHg.

Vì thế, GS Thông cho biết, ngoài chế độ sinh hoạt, làm việc, tập luyện, tránh stress, nếu huyết áp tăng nên dùng Thu*c huyết áp kết hợp. Dùng Thu*c huyết áp tây y có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn của Thu*c như ho, phù nề, đi lỏng, dị ứng… Khi dùng Thu*c tây y thời gian dài sẽ bị kháng Thu*c, phải thay Thu*c. Vì thế, xu hướng hiện nay là dùng y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền dân tộc để duy trì huyết áp ổn định.

Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri
Bài Thu*c đông y Giáng áp hợp tễ được ghi nhận hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp

TS, BS Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết thêm, dùng Thu*c tây y dài ngày có thể làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Trong khi đó, Thu*c đông y với các thảo dược hỗ trợ điều trị lại thiên về điều trị tổng thể, hài hòa, từ căn nguyên của bệnh, đồng thời nâng cao chức năng các tạng như tâm, can, thận, có tác dụng hạ huyết áp chậm nhưng lại an toàn và giúp huyết áp ổn định lâu dài.

Cũng theo TS, BS Vân Anh, trước đây đã có rất nhiều bài Thu*c điều trị chứng huyễn vựng (tăng huyết áp), trong đó nổi tiếng là bài giáng áp hợp tễ. Các dược liệu như địa long (giun đất) chứa enzyme Fibrinolytic giúp phân hủy cục máu đông. Nattokinase là enzym tiêu hủy huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông tái hình thành, hay được người Nhật Bản dùng. Hoè hoa chứa hàm lượng Rutin cao từ 6-30% giúp tăng sức bền thành mạch, hạn chế nguy cơ vỡ, đứt mạch máu.

Sự kết hợp của các dược liệu trong bài giáng áp hợp tễ với các thành phần nói trên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm được các tác dụng phụ của Thu*c điều trị tây y, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng đột quỵ. Các dược liệu quý này đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn với nhiều sản phẩm giúp hạ huyết áp rất tốt, có thể kể tới như TPBVSK Hạ áp Ích Nhân.

“Huyết áp phải điều trị cả đời. Do đó, nếu người bị bệnh biết cách kết hợp Thu*c tây y với đông y sẽ duy trì được huyết áp ổn định kéo dài, hạn chế nguy cơ dẫn đến đột quỵ”, GS Thông nói.

Toàn cảnh hội thảo

Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri
Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri
Moi nguy khi 80% ca tang huyet ap 'bo qua' dieu tri
    Thanh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/moi-nguy-khi-80-ca-tang-huyet-ap-bo-qua-dieu-tri-3411221/)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY