Việt Nam có tổng số 1.531 bệnh viện, trong đó hơn 86% là bệnh viện công và gần 14% là bệnh viên tư, chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. 1.318 bệnh viện công được quản lý theo hệ thống phân cấp, được phân loại theo tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện hoặc tuyến xã.
Mặc dù được thiết lập tốt nhưng các bệnh viện tại hiện đang phải đối mặt với một số thách thức lớn. hầu hết các bệnh viện công trong nước đã được xây dựng cách đây hơn hai thập kỷ, cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu, cần được nâng cấp.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ở các bệnh viện chuyên khoa sâu hay một số bệnh viện đầu ngành. Số lượng bệnh nhân muốn được điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương quá đông. Các bác sĩ và y tá bị quá tải, phải phục vụ số lượng lớn bệnh nhân, làm việc nhiều giờ trong điều kiện căng thẳng.
Do đó, hệ thống bệnh viện tại việt nam cần được nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ. những khoảng cách y tế hiện tại tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào để tăng cường cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng dịch vụ.
Thị trường y tế số đang là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Theo ước tính từ hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế số (digital healthcare) có thể thấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 17 tỉ USD năm 2019, tương đương 6,6% GDP. Công ty cũng dự báo rằng chi tiêu cho y tế vào năm 2022 sẽ đạt 23 tỉ USD với mức tăng trưởng kép (CAGR) hàng năm khoảng 10,7%.
Theo kết quả đánh giá của fitch solutions, việc áp dụng công nghệ viễn thông vào lĩnh vực tại việt nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, một phần là nhờ các nỗ lực của chính phủ trong việc khuyến khích tận dụng các dịch vụ viễn thông trong ngành y tế, giúp người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ công đồng.
Các bệnh viện có thêm trang thiết bị y tế hiện đại để phục vụ người dân
Ngày 22/6/2020, bộ y tế ban hành quyết định số 2628/qđ-byt phê duyệt đề án "khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 - 2025, hướng đến mục tiêu: "mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân".
Theo Đề án, sẽ có 24 bệnh viện tuyến trên tham gia vào mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa. Các bệnh viện thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn khám chữa bệnh từ xa...
Khu vực tư nhân cũng nhanh chóng tận dụng lợi thế của sự chuyển dịch sang các dịch vụ số. một số công ty cung cấp dịch vụ đặt lịch cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn với bác sĩ mà không cần đến bệnh viện, do đó giảm thời gian xếp hàng và nguy cơ lây nhiễm. bệnh nhân có thể trao đổi và nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế về các mối quan tâm sức khỏe.
Tương tự như vậy, các công ty y tế kỹ thuật số cũng có nhiều cơ hội góp phần vào việc chất lượng cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn ở việt nam. với dân số hơn 90 triệu người và hơn 1.000 bệnh viện trên toàn quốc, tiềm năng ứng dụng cntt trong y tế ở việt nam là rất lớn. các startup hoàn toàn có thể khai thác tiềm năng đó bằng cách tham gia giải quyết bài toán điện tử hóa công tác quản lý khám chữa bệnh, đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.
Người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế
Theo các chuyên gia, y tế là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, ưu tiên bố trí đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển… tuy nhiên nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực y tế rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đủ, thu hút xã hội qua hình thức xã hội hóa đầu tư theo hình thức công tư (ppp) là giải pháp tốt để thúc đẩy ngành y tế phát triển.
Thông qua hợp tác công tư trong y tế không chỉ huy động được nguồn lực tài chính mà còn tận dụng được kinh nghiệm, trình độ, mô hình quản lý, cung ứng dịch vụ của khu vực tư nhân để nhà nước và tư nhân phối hợp cung ứng các dịch vụ y tế và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Thông qua việc thực hiện xã hội hóa, đầu tư theo hình thức ppp, các bệnh viện đã có thêm hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phát triển một số kỹ thuật mới, đặc biệt một số bệnh viện mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế được trình độ chuyên môn, các bệnh viện đã cung ứng nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao, người bệnh đang được hưởng lợi từ các dịch vụ này mang lại. nhiều kỹ thuật trước đây chỉ có thể thực hiện ở nước ngoài với chi phí rất cao thì nay việt nam đã có thể thực hiện được với chi phí hợp lý mà nhiều bệnh nhân có thể chi trả được như ghép gan, phẫu thuật tạo hình, thụ tinh trong ống nghiệm…
Theo pgs.ts.bs tăng chí thượng, phó giám đốc sở y tế tp.hồ chí minh, với thực trạng cơ sở vật chất trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại việt nam như hiện nay, đầu tư theo hình thức ppp là phù hợp và mang lại nhiều lợi ích. cụ thể, hình thức đầu tư này giúp tận dụng từ khu vực tư nhân (nhà nước không phải mất chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành), giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất đai.
Tính đến thời điểm hiện tại, tp hồ chí minh có mạng lưới y tế phát triển rộng khắp với 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 7.335 giường bệnh, 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 21.055 giường bệnh, 23 đơn vị y tế quận, huyện với 5.297 giường bệnh, 58 bệnh viện tư nhân với 5.025 giường bệnh cùng với hơn 6000 phòng khám… góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, y tế của người dân.
Tp.hồ chí minh đã và đang triển khai rất thành công các dự án ppp lĩnh vực y tế ở nhiều mức độ, từ các dự án quy mô lớn đến các mô hình trạm y tế cấp phường. cụ thể, năm 2018, bệnh viện gia an 115 có số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô 367 giường bệnh, 60 phòng khám, đã được khánh thành. ðây là dự án ppp đầu tiên trong lĩnh vực y tế tại tp.hồ chí minh. cũng trên địa bàn tp hồ chí minh, tại quận 3, nhiều trạm y tế cấp phường đã tận dụng tốt hệ thống thiết bị hiện đại của khu vực tư nhằm chất lượng khám, chữa bệnh…
Thứ trưởng y tế nguyễn trường sơn cho biết: "nhiều tập đoàn quốc tế cũng như doanh nghiệp tư nhân trong nước quan tâm đến theo hình thức đối tác công – tư (ppp) trong lĩnh vực y tế. bộ y tế hoàn toàn ủng hộ hình thức này.
Nhiệm vụ của ngành y là tập trung đầu tư cơ sở vật chất, bệnh viện, trnag thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của người dân. do đó, chúng tôi sẵn sàng làm việc với các công ty, tập đoàn trong nước và ngoài nước có nhu cầu đầu tư theo hình thức ppp.
Theo chuyên gia Ngân hàng Thế Giới (WB), hiện nay có một số hình thức PPP đang được triển khai tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng những hình thức này sẽ là tiền đề để có thể phát triển mô hình PPP trong hệ thống y tế thời gian tới".
Chủ đề liên quan:
chăm sóc chăm sóc sức khỏe chăm sóc sức khỏe chăm sóc sức khỏe nhân dân công tác đầu tư nâng cao ngành y nguồn lực nhân dân sức khỏe sức khỏe nhân dân tăng cường thu hút việt nam