Bạn nên biết hôm nay

Người lớn tuổi, bệnh nền ứng phó Covid-19 thế nào

Người trên 50 tuổi, đặc biệt trên 65 tuổi và người có bệnh nền, chú ý bảo vệ nhằm hạn chế nguy cơ mắc Covid-19, giảm khả năng bệnh diễn tiến nặng và T* vong.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm (cdc) khuyến khích người thuộc nhóm nguy cơ thường xuyên đeo khẩu trang ngay khi ở nhà. thường xuyên rửa tay, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác, tránh những nơi đông người. nhóm này nên tiêm vaccine.

Nếu có thể, người lớn tuổi nên ở phòng riêng, bố trí nơi sinh hoạt riêng cách nơi sinh hoạt chung trên hai mét. duy trì chế độ luyện tập tại nhà với khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. có thể chia ngắn các buổi tập còn 10-15 với người sức khỏe yếu hơn. không tập khi đau ngực, tăng huyết áp chưa kiểm soát được, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, bệnh nhiễm khuẩn kèm sốt, sưng đau khớp...

Ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm, ăn chín uống sôi. Nếu không ăn đủ lượng cần thiết, gầy hoặc sụt cân nên uống thêm 1-2 cốc sữa bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày. Có thể sử dụng các loại gia vị, thực phẩm chứa chất giúp tăng miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua...

Người bệnh nền dùng Thu*c kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ Thu*c, thay đổi Thu*c hoặc tăng, giảm liều. Để phát hiện sớm mắc Covid-19, cần theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nếu có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác... đến ngay cơ sở khám chữa bệnh hoặc tự xét nghiệm Covid-19.

Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, thông báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú để được theo dõi và cấp phát Thu*c kháng virus (gói Thu*c C) và Thu*c hạ sốt, nâng đỡ thể trạng (gói Thu*c A), Thu*c kháng viêm, kháng đông (gói Thu*c B) cho F0. Tuân thủ chỉ định điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

F0 sử dụng ngay gói Thu*c C khi được cấp phát. Gói Thu*c B chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu cách ly điều trị tại nhà thì cần theo dõi sức khỏe hàng ngày và khai báo cho y tế địa phương. Tăng cường sức khỏe bằng dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái. Tiếp tục điều trị bệnh nền nếu có theo chỉ định của bác sĩ.

Người thân, người chăm sóc nhóm nguy cơ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tụ tập, tiêm vaccine ngay khi đến lượt. đeo khẩu trang khi chăm sóc, tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc. khi có triệu chứng nghi mắc covid-19, khai báo ngay với y tế địa phương để được hướng dẫn cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Người lớn tuổi tiêm trên xe tiêm vaccine lưu động ở quận Gò Vấp, ngày 14/8. Ảnh: Quỳnh Trần

Số ca bệnh nặng, t* vong do covid-19 tại tp hcm xu hướng tăng trong tháng gần đây, phần lớn trường hợp t* vong tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm vaccine, chưa dùng thu*c kháng virus. thành phố đang triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ bằng cách xét nghiệm nhanh kháng nguyên tất cả thành viên gia đình có người từ 50 tuổi, mắc bệnh nền; tiêm vaccine mũi 3, lập danh sách để kịp thời chăm sóc và điều trị nếu mắc covid-19.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-lon-tuoi-benh-nen-ung-pho-covid-19-the-nao-4400504.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học thuộc Đại học London và Đại học Dundee (Anh) cho biết, các loại Thuốc giảm đau dạng viên sủi phổ biến như: aspirin, paracetamol, ibuprofen...
  • Bệnh zona là một tình trạng nổi mụn gây đau nhức ở da do virut varicella-zoster gây ra. Ngày nay, việc chẩn đoán zona trên lâm sàng không còn gặp nhiều khó khăn.
  • Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai phải hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Những quan điểm cổ hũ về cuộc sống phòng the ở người lớn tuổi đang dần dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, ở đằng sau đó vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn, thậm chí gây nhiều nguy hiểm mà nhiều người chưa biết.
  • Không khó để nhận biết các triệu chứng nhất định, như chóng mặt, đau bụng, khát nước… khi ở độ tuổi 20, 30. Tuy nhiên sau 40 tuổi, không nên xem thường các triệu chứng ấy, bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn của cơ thể.
  • Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 66% người từ 40 tuổi trở lên mắc nguy cơ thoái hóa khớp, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%)
  • Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là loại u lành tính, không di căn. Bệnh gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh tiến triển từ từ và thường gây ra triệu chứng sau 50 tuổi.
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY