Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng cung cấp năng lượng nuôi cơ thể chúng ta, là một phần không thể thiếu được dù là cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, và nhất là với trường hợp bệnh nặng thì dinh dưỡng càng cần thiết hơn.

Theo các chuyên gia, cũng như người khỏe mạnh, bệnh nhân ung thư nên lưu ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa. sử dụng thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều người có lối suy nghĩ là bỏ đói tế bào ung thư bằng các chế độ ăn thực dưỡng, ngồi thiền, truyền năng lượng,… sẽ giúp cho bệnh tiến triển tốt, nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. khi mắc bệnh ung thư, quá trình điều trị xạ trị, hóa chất sẽ khiến thể trạng người bệnh suy kiệt rất nhanh. nếu không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh sẽ không có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị được, dẫn đến thời gian sống sẽ bị rút ngắn, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và Tu vong.

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư, theo khuyến nghị của chuyên gia:

- Duy trì cân nặng lý tưởng: Đối với nhiều người bệnh, nên tránh giảm cân bằng cách dung nạp đủ lượng calo mỗi ngày. Đối với những người bệnh thừa cân – béo phì, cần giảm cân.

- Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết như chất đạm, tinh bột, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày.

- một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau và trái cây, một lượng vừa phải ngũ cốc và các nguồn protein thực vật như các loại hạt, đậu nành, cùng các loại thịt như cá, thịt gia cầm, thịt nạc hoặc sản phẩm từ sữa ít béo.

- Nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 6 - 8 bữa/ngày là hợp lý, thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường. Cùng với đó, người bệnh cần chú ý nên ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn. 

- không kiêng khem quá nhiều, vẫn ăn uống bình thường, một số loại thực phẩm như xúc xích, đồ nướng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá… thì cần hạn chế.

- Ngoài các loại thực phẩm, người bệnh có thể cần uống bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B1, B12, C… và viên sắt để bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

- Tập luyện tích cực khi có thể, như đi bộ hằng ngày. Bởi vì hạn chế vận động (ngồi hoặc ngủ quá nhiều) có thể gây giảm khối lượng cơ và tăng lượng mỡ cơ thể, ngay cả khi không có ý định giảm cân.

- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (globocan), ước tính có hơn 18 triệu người mắc mới ung thư tính đến năm 2018, trong đó có hơn 9.5 triệu người đã Tu vong. tại việt nam, số ca mắc mới ung thư là trên 160 nghìn ca với gần 115 nghìn người đã Tu vong vì căn bệnh này. trong số họ, khoảng 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (iii hoặc iv), trong đó bao gồm cả các loại ung thư có thể dự phòng hoặc sàng lọc, phát hiện sớm.

 Minh Nhật

Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguyen-tac-xay-dung-che-do-an-uong-va-sinh-hoat-cho-benh-nhan-ung-thu-20200930220305326.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY