ung thư bàng quang giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng chưa lan vào hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận. ở giai đoạn này, bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu áp dụng đúng phương pháp.
Tiểu ra máu là triệu chứng điển hình nhất của ung thư bàng quang. ngoài ra, bạn có thể cảm thấy khó chịu, đau rát và nóng khi tiểu tiện.
Ung thư là vấn đề sức khỏe phức tạp. Do đó triệu chứng ở mỗi người có thể không giống nhau. Nếu gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
Các biện pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 có thể ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện trong suốt quãng đời còn lại.
Nếu điều trị không thành công, ung thư có thể lây lan ra bên ngoài bàng quang và chuyển sang giai đoạn 3, 4.
Phương pháp điều trị ung thư giai đoạn 2 sẽ được căn cứ vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể với các biện pháp điều trị,… do đó, phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định riêng cho từng trường hợp.
Phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên đối với ung thư ở những giai đoạn đầu. bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, kích thước và số lượng khối u trước khi chỉ định thủ thuật thích hợp. các thủ thuật phẫu thuật đối với ung thư bàng quang giai đoạn 2, gồm có:
Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây mê khu vực tùy vào kích thước khối u.
Nội soi có thể được áp dụng để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát tình trạng cụ thể ở bên trong bàng quang. hầu hết khối u đều được cắt bỏ bằng dòng điện hoặc tia laser năng lượng cao. các tế bào ung thư còn sót lại thường bị đốt cháy hoặc phá hủy.
Sau phẫu thuật vài ngày bạn có thể trở về nhà. Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra triệu chứng đi tiểu ra máu trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, tế bào ung thư có thể trú ngụ trong cơ thể và hình thành khối u mới. do đó bạn nên theo dõi tình trạng chặt chẽ để kịp thời khắc phục khi tình trạng phát sinh. nếu khối u tái phát có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị đốt thay vì phẫu thuật.
Trong trường hợp khối u đã xâm lấn vào niêm mạc, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ một phần bàng quang. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể làm giảm chức năng của bàng quang.
Hơn nữa, khi cắt bỏ một phần bàng quang không gian của cơ quan này sẽ bị thu hẹp và không thể chứa lượng nước tiểu như trước. điều này khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể cân nhắc để loại bỏ các hạch bạch huyết nhằm ngăn ngừa tình trạng ung thư lan rộng.
Trong trường hợp ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang và làm phát sinh nhiều khối u ác tính, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ bàng quang.
Ở phụ nữ, bác sĩ sẽ cắt bỏ bàng quang và các cơ quan có nguy cơ bị lây lan cao như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung và một phần của *m đ*o. đối với nam giới, phẫu thuật cắt bỏ có được thực hiện ở bàng quang, tuyến tiền liệt và tinh dịch.
Với thủ thuật này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và có sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi, robot.
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang là thủ thuật xâm lấn lớn và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Sau phẫu thuật này, nam giới vẫn có thể quan hệ T*nh d*c. Tuy nhiên D**ng v*t sẽ không còn khả năng xuất tinh. Một số trường hợp gặp phải vấn đề về cương cứng (rối loạn cương dương).
Hóa trị có thể được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u và ngăn chặn tình trạng lây lan. sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Thu*c để ngăn ngừa ung thư tái phát.
Thu*c hóa trị thường có hoạt động mạnh, do đó bạn có thể đối mặt với những tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn thần kinh, ảnh hưởng khả năng sinh sản, mệt mỏi, chóng mặt, đau đớn, yếu cơ,…
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ác tính. xạ trị được thực hiện trong điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 nhằm mục đích thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Tia xạ trị có thể vô tình làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như rối loạn chức năng T*nh d*c, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, khó tiểu, nôn mửa,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Chủ đề liên quan:
bàng quang điều nên biết giai đoạn giai đoạn 2 nên biết ng quan ung thư ung thư bàng quang