Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời và tác dụng phụ của râu ngô bạn nên biết

(MangYTe) - Bạn có thường vứt bỏ những sợi tơ mượt ở đầu bắp ngô trước khi ăn không? Chắc chắn rằng bạn sẽ không làm như vậy sau khi đọc xong bài viết này.

Khi bạn bóc lớp vỏ màu xanh lá cây bao quanh bắp ngô, có một lớp tơ mềm và mượt. Chúng được gọi là râu ngô.

Râu ngô (Stigma maydis) là những sợi tơ dài, mỏng và mượt mọc bên dưới lớp áo ngô. Râu ngô có chứa protein, carbohydrate, canxi, kali, magiê, natri, muối, dầu dễ bay hơi, alkaloids, tannin, saponin, flavonoid, stigmasterol và sitosterol.

Râu ngô được sử dụng cả ở dạng tươi hoặc khô, và nó cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và thổ dân Mỹ để điều trị nhiều loại bệnh.

Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu lợi ích cho sức khỏe của râu ngô nhé.

1. Giảm viêm

Viêm mãn tính có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tim và tiểu đường. Chiết xuất từ râu ngô đã được chứng minh có giảm viêm thông qua việc ức chế hoạt động của các hợp chất gây viêm chính. Nó cũng chứa magiê, một khoáng chất thiết yếu điều chỉnh cơ chế phản ứng kháng viêm của cơ thể.

2. Giảm lượng đường trong máu

Râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy râu ngô làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, điều đó cho thấy râu ngô có hoạt tính ngừa tiểu đường cao.

3. Ngăn ngừa tác hại của oxy hóa

Các chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể giúp ngăn ngừa tổn thương "gốc tự do" (free radical damage) và sự mất cân bằng oxi hóa (oxidative stress). Sự mất cân bằng oxi hóa hóa có thể gây ra một số bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, bệnh tim, và tiểu đường.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Sự hiện diện của flavonoid trong râu ngô đã được chứng minh là có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), triglyceride và tổng lượng cholesterol. Cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

5. Giảm nguy cơ trầm cảm

Râu ngô có chứa hoạt chất chống trầm cảm, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng râu ngô có tác dụng chống trầm cảm đối với chuột bị tiểu đường do Thu*c streptozotocin gây ra.

6. Giảm mệt mỏi

Mệt mỏi khiến bạn cảm thấy uể oải, mất động lực và năng lượng để tiếp tục công việc. Các chất flavonoid trong râu ngô thể hiện hoạt tính chống mệt mỏi và đã được chứng minh là làm giảm mệt mỏi và khiến bạn cảm thấy bớt uể oải.

7. Giảm huyết áp

Râu ngô hoạt động như một loại Thu*c lợi tiểu có thể giúp điều trị chứng huyết áp cao bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Uống trà râu ngô có thể giúp huyết áp giảm đáng kể.

8. Hỗ trợ giảm cân

Râu ngô có thể giúp giảm cân vì chúng chứa ít calo. Uống trà râu ngô sẽ làm tăng cảm giác no, cải thiện sự trao đổi chất của bạn và tạo hỗ trợ loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể.

9. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer làm suy giảm trí nhớ và các chức năng bộ nhớ quan trọng khác. Râu ngô có tác dụng bảo vệ thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

10. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của hệ thống tiết niệu như thận, bang quang, hay niệu đạo. Uống râu dưới dạng trà hay chất bổ sung có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách pha trà râu ngô

Đun sôi một cốc nước trong chảo, sau đó bỏ thêm một nắm râu ngô tươi.

Tiếp tục đun sôi trong vài phút cho đến khi nước chuyển sang màu nâu, tạo thanh trà.

Thêm một chút nước chanh để tăng hương vị.

Tác dụng phụ của râu ngô

Nhìn chung, râu ngô không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với ngô và đang dùng các loại Thu*c như Thu*c lợi tiểu, Thu*c trị tiểu đường, Thu*c huyết áp, Thu*c chống viêm và Thu*c làm loãng máu, bạn nên tránh dùng râu ngô.

Liều lượng sử dụng râu ngô

Râu ngô không độc hại và được coi là an toàn cho người sử dụng.

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của râu ngô là khoảng 9.354 và 10.308g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho nam giới và nữ giới tương ứng.

Những câu hỏi thường gặp

Râu ngô là gì?

Râu ngô được hình thành từ nhụy của hoa ngô, những sợi giống như sợi chỉ màu vàng mọc trên bắp ngô.

Tôi có thể ăn râu ngô không?

Râu ngô có thể được dùng dưới dạng trà hoặc thực phẩm bổ sung.

Râu ngô có tốt cho thận của bạn không?

Râu ngô được sử dụng làm Thu*c điều trị sỏi thận.

Trà ngô có tốt cho bạn không?

Trà ngô có nhiều chất dinh dưỡng như kali, protein, carbohydrate, canxi, magiêvànatri.

Theo boldsky

6 điều cần làm để phòng Covid-19 khi có trường hợp ho, sốt, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá

Hà Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nhung-loi-ich-suc-khoe-tuyet-voi-va-tac-dung-phu-cua-rau-ngo-ban-nen-biet-82020223203752785.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị ung thư.Cả ung thư lẫn phương pháp điều trị ung thư đều có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khả năng dung nạp các loại thực phẩm và chuyển hoá chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY