Khi nồng độ của một thành phần trong dịch mật tăng cao bất thường, chúng sẽ bị kết tủa, tạo thành những tinh thể nhỏ bé. Theo thời gian, những tinh thể này tiếp tục kết tụ dần và phát triển thành những viên đá nhỏ, có kích thước từ vài mm, thậm chí đến vài cm.
3 chủ yếu gây ra sỏi mật là: Sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật, sự ứ trệ dịch mật kéo dài và thứ 3 là yếu tố viêm đường mật cũng như nhiễm khuẩn dịch mật.
- Nữ giới: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật tạo thành sỏi.
- Thừa cân hoặc béo phì: Những người thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 có nguy cơ cao phát triển sỏi mật.
- Tiền sử gia đình bị sỏi mật: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh sỏi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Chế độ ăn giàu chất béo: Chế độ ăn uống quá dư thừa chất béo và cholesterol là một trong những phổ biến dẫn đến sự phát triển của sỏi mật.
- Rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh Crohn (bệnh viêm ruột mạn tính): 2 chứng bệnh này có thể khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
- Giảm cân đột ngột: Nếu bạn giảm cân quá nhanh chóng có thể làm phá vỡ sự cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Đồng thời, tình trạng thiếu hụt chất béo có thể làm giảm các cơn co bóp của túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện để cholesterol lắng đọng và kết tụ thành sỏi mật.
- Tác dụng phụ một số loại Thu*c: Nếu sử dụng một số loại Thu*c trong thời gian dài như Thu*c kháng sinh, Thu*c Tr*nh th*i hoặc liệu pháp estrogen liều cao, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật.
- Giảm vận động đường mật: Yếu tố nguy cơ này thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, ít vận động, ngồi nhiều hoặc ở những người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Tình trạng này khiến dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện cho các thành phần lắng đọng và hình thành sỏi.
Ngoài những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi tác, giới tính hay cơ địa, bạn có thể điều chỉnh được những yếu tố khác bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, thói quen sống lành mạnh và sử dụng thêm thảo dược Đông y tốt cho gan mật.
Thói quen ăn uống đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn và tăng cường sức đề kháng. Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, hãy luôn nhớ ăn đủ bữa và cân đối dinh dưỡng theo những lưu ý sau đây:
Ăn đủ bữa: Bạn không nên nhịn đói hoặc bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Đảm bảo dinh dưỡng: Bạn nên có chế độ ăn lành mạnh, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ. Hãy ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và uống đủ nước mỗi ngày.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần duy trì thói quen vận động để tăng cường sức khỏe và giữ cân nặng hợp lý.
Thường xuyên tập thể dục: Bạn có thể chọn những bài tập đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga...
Giữ cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân, đừng nôn nóng giảm cân cấp tốc mà phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Mức giảm khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần là hợp lý nhất.
Cùng với chế độ ăn uống và thói quen vận động, người và người có nguy cơ cao nên sử dụng thêm 8 thảo dược quý như: Uất kim, chi tử, nhân trần, kim tiền thảo, sài hồ, hoàng bá, diệp hạ châu, chỉ xác… Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của 8 loại thảo dược này có khả năng cân bằng lại các rối loạn vận động đường mật, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi, hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.