Tiểu đường thai kỳ xảy ra chủ yếu vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi bà bầu sinh con và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu không được kiểm soát tốt. khi mẹ bầu mắc bệnh thai kỳ thì nhiều khả năng sẽ mắc bệnh thai kỳ lần nữa vào lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ sẽ mắc tuýp 2 sau này trong đời. những phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh thai kỳ cao hơn.
- mẹ bầu không ăn thực phẩm chứa tinh bột: nhiều bà bầu cho rằng không ăn hoặc hạn chế ăn cơm, các thực phẩm chứa tinh bột sẽ không bị mắc bệnh thai kỳ. tuy nhiên đây là quan niệm ăn uống hoàn toàn sai lầm. trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi ngày mẹ cần cung cấp khoảng 200-250gr tinh bột cho cơ thể. ngoài cơm trắng, mẹ bầu có thể ăn thêm gạo lức, đậu xanh, ngũ cốc, yến mạch….để không bị ngán, lưu ý không nên thêm đường vào món ăn.
- mẹ bầu ăn quá nhiều thịt đỏ, đậu nành, cá, sữa: tiêu thụ một số loại thực phẩm chứa đạm có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm động vật như thịt đỏ, về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. vì vậy, để giảm nguy cơ mắc thai kỳ cũng như các bệnh khác, các mẹ bầu nên giảm lượng dầu ăn trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế ăn các món chiên xào, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả,...
Theo Hương Giang/Sở hữu Trí tuệ
Chủ đề liên quan:
ăn uống chế độ dinh dưỡng thai kỳ mang thai mẹ bầu quan niệm quan niệm sai quan niệm sai lầm sai lầm sai lầm ăn uống khi mang thai thai kỳ tiểu đường Tiểu_đường