Dáng đẹp hôm nay

Phẫu thuật lấy đầu đạn nằm trong cơ thể 51 năm

(MangYTe) - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công lấy đầu đạn nằm trong cơ thể bệnh nhân 51 năm.

Sáng 2/3 BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện vừa phẫu thuật thành công trường hợp nêu trên.

Bệnh nhân Lê Văn Sáng (sinh năm 1949) ở tỉnh Hậu Giang nhập viện lúc 14 giờ ngày 17/2/2020. Bệnh nhân là một cựu chiến binh đã từng tham gia trận đánh vào năm 1969 và trúng đạn vào vùng hông lưng phải. Viên đạn nằm sâu trong vùng hông lưng. Do vị trí khó kèm điều kiện y tế thời bấy giờ nên dù cố gắng hết sức nhưng các bác sĩ quân y không lấy hết toàn bộ viên đạn ra khỏi người ông.

Phần còn lại của viên đạn vẫn còn kẹt lại ở vùng cơ thắt lưng của ông 51 năm. Đi khám tại nhiều bệnh viện nhưng các bác sĩ đánh giá việc lấy ra là không khả thi và việc phẫu thuật có thể xảy ra các biến chứng có thể gây liệt chi không đi lại được. Ông Sáng chấp nhận nó như là một phần của chính mình, phải chấp nhận những cơn đau khó chịu khi trái gió trở trời.

Hai tuần nay ông bị đau lưng nhiều hơn, đi lại ngày càng khó khăn nên nhập viện. Sau khi được thăm khám, đối chiếu và kiểm tra các cận lâm sàng, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh đánh giá mảnh đạn này nằm sâu trong khoang sau phúc mạc, bên phải ngang mức đốt sống thắt lưng L5 với kích thước 1 x 2 cm, nằm sâu bên dưới khoảng 7cm.

Cuộc hội chẩn liên khoa cho thấy nhiều khó khăn khi tiến hành phẫu thuật tìm và lấy đầu đạn. Vì đầu đạn nằm sâu trong các lớp cơ, phía sau các tạng trong ổ bụng, gần niệu quản và mạch máu lớn, lại khó định vị vì có thể di lệch khi xác định. Ngoài ra, do đầu đạn đã nằm rất lâu trong cơ thể bệnh nhân nên việc dính với các cấu trúc lân cận khiến cho việc bóc tách có thể phức tạp hơn.

Bệnh nhân đang hồi phục tốt sau phẫu thuật.

Cuối cùng, các bác sĩ đã thống nhất hướng điều trị tối ưu nhất, thuận lợi nhất là tiếp cận vào từ đường sau xuyên qua các lớp cơ với hệ thống ống nong ít xâm lấn. Hệ thống này có ưu điểm chỉ nong các bó cơ sang bên mà không làm tổn thương mạch máu nuôi, không làm thiếu máu nuôi khi phải giữ ở một vị trí quá lâu như các phương pháp banh vén thông thường nên tạo ra một phẫu trường sạch sẽ, trực tiếp vào ngay tổn thương đã định vị, làm giảm khả năng gây tổn thương đến các tạng và mạch máu lớn lân cận.

Ngày 26/2/2020, êkíp phẫu thuật do BS.CK1 Nguyễn Quang Hưng (PTV chính), Ths.Bs Nguyễn Duy Linh - Khoa Ngoại thần kinh; Bs.CK1 Nguyễn Văn Vĩnh - chuyên Khoa Gây mê tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Đầu đạn đã được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Với thời gian 90 phút, ê kip mổ đã tiếp cận và lấy thành công đầu đạn thông qua hệ thống ống nong xâm lấn tối thiểu ở độ sâu phẫu trường khoảng 7cm với nội soi hỗ trợ mà không hề gây mất máu cũng như không làm tổn thương các cơ cạnh cột sống. Các cơ quan lân cận khi bộc lộ tổn thương, chỉ với vết mổ dài 18mm.

Sau mổ ngày đầu tiên, triệu chứng trước mổ cũng cải thiện nhiều, ông Sáng có thể vận động bình thường như chưa hề trải qua cuộc mổ, Hiện tại bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường. Dự kiến ra viện vào ngày 3/3/2020.

Trường Tiến

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/phau-thuat-lay-dau-dan-nam-trong-co-the-51-nam-4068506-c.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY