Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối giúp phòng ngừa các nguy cơ lâu dài về tim mạch.

Một trong những đặc điểm của các chứng tim mạch chính là tăng dần theo số tuổi. Việc phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ bệnh tim mạch cần được bắt đầu từ sớm và đặc biệt quan trọng kể từ cột mốc 35 tuổi - khi cơ thể bước vào giai đoạn trung niên.

Thời gian qua, nhiều nghiên cứu y học đã được tiến hành nhằm tìm ra những nhân tố có thể giúp nguy cơ gây nên các bệnh về tim. Những kết quả nghiên cứu ấy đều chỉ ra rằng dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố giữ vai trò chủ đạo.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là chìa khoá để làm giảm các yếu tố bất lợi như béo phì, mỡ trong máu, huyết áp không ổn định… Do đó, việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng mỗi ngày là một phần không thể thiếu trong việc phòng ngừa các lâu dài về tim mạch.

Một chế độ dinh dưỡng tốt, trước hết cần đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và dưỡng chất chung cho nhu cầu cơ thể ở từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, để duy trì sức khoẻ tim mạch, cần chú ý bổ sung những thành phần dinh dưỡng như chất đạm ít béo giúp giảm lượng cholesterol xấu, giảm béo phì và hạn chế chứng xơ vữa động mạch.

Các a xít béo không no (như omega-3…) không chỉ tốt cho da, mắt và não bộ, mà còn có hiệu quả trong chuyển hoá cholesterol.

Ngoài ra, bạn cần cung cấp cho cơ thể thêm chất xơ giúp điều hoà đường huyết, hạn chế hấp thu năng lượng, tránh thừa cân, béo phì đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Chất chống oxy hoá không chỉ giúp hạn chế quá trình lão hoá, giảm thiểu tác động của tuổi tác, mà còn làm giảm nguy cơ tắt động mạnh và một số bệnh lý khác do tác dụng ngăn ngừa tình trạng vón cục của cholesterol xấu.

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố rằng, cho đến năm 2030, các chứng bệnh về tim mạch vẫn là căn bệnh gây Tu vong cao trên thế giới.

Tuy nhiên, việc kiểm soát các nguy cơ liên quan đến những căn bệnh này lại chưa bao giờ là điều quá khó để thực hiện. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khoẻ tim mạch, kết hợp cùng các thói quen lành mạnh như không hút Thu*c, tập thể dục đều đặn, không dùng nhiều rượu, bia… sẽ là nền tảng vững chắc, giúp mỗi người giữ được một cơ thể khoẻ mạnh và tránh xa những nguy cơ về sức khoẻ tim mạch.

AloBacsi.vn, Theo Thu Ngân - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-tranh-nguy-co-mac-benh-tim-mach-n134354.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY