Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có phải đình chỉ thai nghén?

MangYTe - Nhiều phụ nữ mang thai lo lắng, liên tục hỏi bác sĩ sản về việc nếu không may mắc COVI-19, thai nhi có an toàn trong mùa dịch, thậm chí, có người có ý định đình chỉ thai nghén.

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, mẹ có thể truyền sang con các virus như rubella, CMV, vi khuẩn giang mai... Mức độ ảnh hưởng đến thai nhi từ sự lây truyền virus này từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây lưu thai.

PGS Cường khẳng định đến nay, COVID-19 lây truyền qua đường hô hấp, không lây qua đường máu, không truyền từ mẹ sang con nên các thai phụ hoàn toàn yên tâm giữ thai. Đồng thời, ông khuyến cáo, phụ nữ mang thai vẫn phải khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ biện pháp phòng chống dịch.

Thai phụ được đeo tấm chắn giọt bắn do chính các y bác sĩ của Bệnh viện tự thiết kế.

"Trong sản khoa, nếu tiền sản giật, huyết áp cao, rỉ ối... đều rất nguy hiểm và không thể trì hoãn đi khám", PGS Cường nói và dẫn chứng một trường hợp ở Ninh Bình được chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương và được cứu sống trong gang tấc.

Sản phụ được chuyển từ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình. Khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện, tiểu cầu hạ chỉ còn khoảng 10 nghìn (chỉ bằng 1/10 so với mức bình thường). Trong sản khoa, sản phụ mắc tiểu cầu vô căn gây nguy cơ chảy máu rất lớn, nước ối gần cạn hết. May mắn, bệnh nhân được các bác sĩ kịp thời xử lý, mổ lấy thai an toàn. Nguy cơ chảy máu của thai phụ cũng được kiểm soát do được truyền tiểu cầu.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định nếu phụ nữ mang thai mắc COVID-19 không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định. "Thai nhi để bác sĩ sản lo", PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Các phương pháp điều trị hiện có dành cho thai phụ bị nhiễm COVID-19 đều nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người mẹ và giữ thai. Sau khi điều trị khỏi virus mới sàng lọc thai nhi giống những trường hợp thai nghén bình thường.

Thai được 12 tuần tuổi trở lên sẽ làm xét nghiệm, siêu âm, thăm dò để sàng lọc xem thai nhi có bất thường không.

Do lo ngại dịch bệnh, số lượng người tới khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương giảm tới 2/3.

Bệnh viện cũng thực hiện triệt để mỗi bệnh nhân chỉ một người nhà chăm sóc, với thẻ ghi rõ tên tuổi, khoa phòng, thời hạn sử dụng. Trong thời gian này, bệnh viện cũng không cho người nhà vào thăm bệnh nhân từng đoàn.

Trừ những thai phụ bình thường có thể giãn lịch khám, các bác sĩ khuyến cáo với bệnh nhân nặng cần theo dõi định kỳ vẫn phải đi khám theo lịch hẹn. Đặc biệt, những trường hợp nặng, đe doạ tai biến sản khoa như tiền sản giật nặng, những bệnh lý cấp cứu của sản phụ tuyến dưới vẫn cần chuyển đến viện.

Thu Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/phu-nu-mang-thai-mac-covid-19-co-phai-dinh-chi-thai-nghen-20200403162442072.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY