Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 nặng có rủi ro sinh non cao

Nghiên cứu của Đại học Rutgers Mỹ (RU) phát hiện thấy rủi ro sinh non do COVID-19 ở nhóm phụ nữ mang thai, nhất là khi nhiễm bệnh trầm trọng.

Nghiên cứu ở 183 phụ nữ mang thai, tuổi thai từ 16 đến 41 tuần, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, so sánh giữa 61 phụ nữ được chẩn đoán với covid-19 và 122 không bị nhiễm, với 54 trường hợp nhẹ, 6 trường hợp nặng và 1 nguy kịch. các nhà khoa học ở ru phát hiện thấy, nhóm bị nhiễm covid-19 nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với rủi ro sinh non cao hơn so với nhóm không nhiễm covid-19. kết quả nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu ở phụ nữ mang thai nhiễm coronavirus nhẹ năm 2019.

Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 năng dễ sinh nonPhụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 nặng dễ sinh non.

Tác giả nghiên cứu chính, phó giáo sư justin brandt cho biết, phụ nữ da đen và gốc tây ban nha, béo phì, trên 35 tuổi và những người mắc các bệnh lý như đái tháo đường và tăng huyết áp có nguy cơ mắc covid-19 nghiêm trọng hoặc nguy kịch nhất. nhóm này có nguy cơ sinh non, bị tiền sản giật cao, cần được bổ sung oxy hoặc thở máy và thời gian nằm viện kéo dài. các rủi ro sơ sinh, phần lớn do sinh non, bao gồm suy hô hấp, chảy máu não, viêm ruột, điểm apgar thấp, nhịp tim thai bất thường mặc dù đã can thiệp để tăng lưu lượng oxy và máu đến nhau thai, và tỷ lệ nhập viện cấp cứu cũng cao hơn. “chúng tôi phát hiện thấy phụ nữ dễ bị nhiễm một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus hơn trong khi mang thai, nhưng nếu nhiễm sars-cov-2 nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con”, phó giáo sư justin brandt nhấn mạnh.

Trong nghiên cứu, có hơn 60% phụ nữ bị covid-19 nhẹ không có triệu chứng, số còn lại bị ho, sốt và đau cơ. tất cả bị nhiễm covid-19 nặng và nguy kịch đều cần được bổ sung oxy, một số được can thiệp khác.

Khắc Hùng

(Futurity-10/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mang-thai-nhiem-covid-19-nang-co-rui-ro-sinh-non-cao-n181406.html)
Từ khóa: sinh non

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY