Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Qua một đêm, biến động mạnh số người phải cách ly vì COVID-19

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.022 bệnh nhân/ 1.097 bệnh nhân COVID-19. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 14.373 người, giảm mạnh hơn 2.000 người so với ngày hôm qua.

"Bảo bối" đánh tan cục máu đông, ngăn chặn TAI BIẾN của người NhậtTin tài trợ

Theo đó, thông tin cập nhật sáng 6/10 từ ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 cho biết, tính đến 6h ngày 06/10: việt nam có tổng cộng 691 ca mắc covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

Đến hôm nay 6/10, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 34 không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 49, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.022 bệnh nhân/ 1.097 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân covid-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus sars-cov-2: 1 ca; số ca âm tính lần 2 với sars-cov-2: 2 ca, số ca âm tính lần 3 là 6 ca.

Số ca Tu vong ở nước ta đến nay là 35 ca. Đa phần các trường hợp Tu vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; khuyến cáo mạnh mẽ việc cài đặt ứng dụng Bluezone phục vụ truy vết nhanh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.

Chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Chỉ đạo triển khai kế hoạch xét nghiệm theo các giai đoạn của dịch bệnh, nhóm đối tượng ưu tiên; xác định phương án gộp mẫu xét nghiệm phù hợp, điều chuyển mẫu cho các đơn vị khác để giám sát, phát hiện, cách ly, điều trị kịp thời và đảm báo chất lượng kết quả xét nghiệm, an toàn sinh học, tiết kiệm nguồn lực.

Chỉ đạo quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định, tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.

Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.

Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nâng cao năng lực cho các địa phương, đơn vị theo các hướng dẫn cập nhật, bổ sung về giải pháp chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”.

- Phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt chú trọng quản lý các đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, các đối tượng nhập cảnh trái phép; đồng thời tiếp tục tổ chức nghiêm việc tổ chức thực hiện cách ly theo hướng dẫn của ngành y tế; rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình thực hiện cách ly không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở cách ly tập trung.

Phạt tiền nặng khi 'mượn' thẻ BHYT của người khác để sử dụng

Theo khoản 1 điều 84 Nghị định 117 quy định phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám, chữa bệnh sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Quyền Bộ trưởng Y tế lý giải nguyên nhân có thể tiếp tục ghi nhận ca mắc COVID-19

Theo quyền bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long, nguy cơ lây nhiễm covid-19 vẫn thường trực tại các địa phương do vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng; nguồn bệnh từ người nhập cảnh (hợp pháp hoặc trái phép...).

Thế giới tăng ‘khủng’ ca mắc và Tu vong do COVID-19, Việt Nam thêm nhiều người cách ly

Đến sáng 4/10, thế giới đã vượt 35 triệu người mắc covid-19 và hơn 1 triệu người Tu vong vì căn bệnh này. các châu lục đều có mức độ tăng ‘khủng khiếp’ trong 1 tuần qua. tại việt nam, số người phải cách ly là 16.477 người, tăng nhẹ so với ngày hôm qua.

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về 4 nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam

Pgs.ts nguyễn trường sơn, thứ trưởng bộ y tế dịch covid-19 chưa thấy điểm dừng, chưa đạt đỉnh. ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 cho rằng còn 4 nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh covid-19 ở nước ta.

Thuận Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/qua-mot-dem-bien-dong-manh-so-nguoi-phai-cach-ly-vi-covid19-1731297.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY