Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Giám sát chặt không để bỏ lọt người bệnh không triệu chứng

Chiều 7/8, tại cuộc giao ban giữa GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với Bộ Chỉ huy tiền phương thường trực đặc biệt chống COVID-19 tại tâm dịch Đà Nẵng do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hiện đang có mặt tại Đà Nẵng phụ trách, ông Long nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa khi tiền phương cần.

Đối với hoạt động của Bệnh viện dã chiến, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Chỉ huy tiền phương lập tổ thẩm định tại chỗ, nếu công tác thẩm định hoàn thành, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn sắp xếp làm việc với địa phương để có thể sớm ra quyết định đưa bệnh viện vào hoạt động.

“Chúng tôi cũng lên phương án giao một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất để có thể thành lập bệnh viện dã chiến sẵn sàng phục vụ chống dịch. Riêng tại Quảng Nam "Bộ Chỉ huy tiền phương" cần làm việc với tỉnh để đôn đốc việc sớm thành lập bệnh viện dã chiến”- Quyền Bộ trưởng nói.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long thông tin, đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng trong ngày hôm nay khẩn trương hoàn thành hướng dẫn trộn mẫu để giải toả lượng mẫu cho các đơn vị xét nghiệm.

“Tôi đồng ý với ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về việc chuẩn bị sẵn nhân lực lấy mẫu xét nghiệm. Hiện Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Khoa học Công nghệ yêu cầu các trường y dược trên toàn quốc phải tập huấn về cách thức lấy mẫu và phương thức dự phòng lây nhiễm. Đồng thời, chúng tôi yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tập huấn trực tuyến toàn quốc việc cách thức lấy mẫu xét nghiệm và cả phương thức dự phòng lây nhiễm và cả việc trộn mẫu đúng quy trình. Vì nếu không có lực lượng lấy mẫu thì sẽ không làm nhanh được”, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay.

Quyền Bộ trưởng cũng lưu ý, tất cả các ca xét nghiệm kháng thể dương tính dù không phải là ca bệnh nhưng phải ứng phó như với một ca bệnh dương tính, để truy vết, giám sát quá trình tiếp xúc. Đà Nẵng hiện đã làm thế và chúng tôi cũng yêu cầu với các địa phương phải vậy, nếu không sẽ bỏ sót một lượng người mang bệnh nhưng không có triệu chứng.

Về vấn đề cách ly, Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta thực hiện kiên quyết phải cách ly tập trung với các trường hợp F1. Càng để F1 sẽ đẻ ra nhiều F2. Khi F1 thành F0 thì sẽ càng vất vả, khó khăn hơn trong chống dịch... Tôi chia sẻ với những khó khăn vất vả của các đồng chí ở trong đó, tôi mong các đồng chí cố gắng, đồng chí Nguyễn Trường Sơn động viên anh em làm việc và giữ sức khoẻ, chúng tôi ở ngoài này sẽ hỗ trợ tối đa khi tiền phương cần”.

Khẩn cấp tìm người đi trên 2 chuyến bay Hà Nội - Đà Nẵng và Hải Phòng - Nha Trang

21h30 tối ngày 7/8, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 25 tìm hành khách trên chuyến bay VN7282 từ Đà Nẵng đến Hà Nội ngày 24/7 và chuyến bay VJ733 từ Hải Phòng đi Nha Trang ngày 27/7.

8 BN mắc COVID-19 ở Quảng Nam: Đi đám tang, dự lễ kỷ niệm, không nhớ hết người đã tiếp xúc

8 ca mắc COVID-19 vừa công bố ở Quảng Nam có lịch trình di chuyển liên tục, không nhớ hết tên tuổi người đã từng tiếp túc

20 bệnh nhân COVID-19 mới công bố ở Đà Nẵng đã đi những đâu, tiếp xúc với ai ?

Tối 7/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với 20 trường hợp bệnh nhân (BN) mắc COVID-19 tại TP được công bố ngày 6/8.

Kết quả xét nghiệm của 8 người Hà Tĩnh liên quan đến bệnh nhân 736

Hiện tại Hà Tĩnh đã có kết qủa 8/14 mẫu xét nghiệm của những người liên quan với bệnh nhân (BN) 736.


Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/quyen-bo-truong-bo-y-te-giam-sat-chat-khong-de-bo-lot-nguoi-benh-khong-trieu-chung-1701842.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY