Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Rối loạn lưỡng cực: 69% số bệnh nhân bị chẩn đoán sai

25 - 50% bệnh nhân toan tính Tu tu ít nhất 1 lần trong đời và có tỷ lệ li dị cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường.

Tại hội thảo cập nhật về bệnh rối loạn lưỡng cực vừa được tổ chức tại TPHCM, PGS.TS.BS Nguyễn Kim Việt, phó viện trưởng Viện Giám định Pháp y Tâm thần TƯ khuyến cáo, các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực (RLLC) thường có nguy cơ Tu tu rất cao.


Các chuyên gia tại buổi tọa đàm về bệnh rối loạn lưỡng cực

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp RLLC là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn các chức năng hoạt động đứng hàng thứ 6 trên toàn cầu. Vấn đề then chốt nhất là việc chẩn đoán ra bệnh RLLC, vẫn còn khoảng 69% bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm, gây khó khăn cho điều trị.

Theo PGS Việt, RLLC là rối loạn khí sắc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm cảm, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 1 - 4% dân số.  Riêng ở Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng ghi nhận số bệnh nhân RLLC chiếm khoảng 8,7% trên tổng số bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú. Ngoài các bất thường liên quan đến thần kinh (rối loạn lo âu, ăn uống...), các yếu tố về di truyền và môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh. Các biểu hiện của bệnh có thể là triệu chứng của hưng cảm (75%) hoặc trầm cảm (85%): Không quan tâm đến giấc ngủ hoặc ngủ ít, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi không muốn ra khỏi giường, lạc quan thái quá hoặc quá buồn chán tiêu cực, tiêu pha nhiều, kích động, bứt rứt, dễ cáu gắt, tự đánh giá cao về bản thân, mất ham thích hoặc ham muốn T*nh d*c tăng, giảm hoạt động, ăn uống kém, hay lo âu sợ hãi, đau với các triệu chứng mãn tính không giải thích được...  PGS.TS Việt chia sẻ, bệnh RLLC gây các hậu quả tâm lý, xã hội đáng kể cho người bệnh và có thể gây ảnh hưởng nặng nề trên đời sống cá nhân, nghề nghiệp, gia đình. RLLC giai đoạn cấp tính thường được điều trị trong bệnh viện, sau đó là điều trị duy trì ở ngoài bệnh viện.

Hiện tại điều trị bằng Thu*c vẫn là phương pháp xử trí chính, có nhiều loại Thu*c điều trị và ngăn ngừa tái phát như Thu*c chỉnh khí sắc, Thu*c chống co giật được xác định là có hiệu quả tốt với cả hưng cảm và trầm cảm trong cả giai đoạn cấp tính và điều trị duy trì. Phải thận trọng với các loại Thu*c chống trầm cảm (đặc biệt là chống trầm cảm 3 vòng đang được dùng phổ biến ở cộng đồng), cần sử dụng hạn chế, thận trọng trong các giai đoạn trầm cảm và nên được dùng phối hợp với Thu*c chỉnh sắc hoặc Thu*c chống loạn thần mới.

AloBacsi.vnTheo Bùi Hương - Báo Khoa học & Đời sống Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/roi-loan-luong-cuc-69-so-benh-nhan-bi-chan-doan-sai-n8973.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY