Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Rối loạn tiêu hóa có gây suy dinh dưỡng?

Con trai tôi 2 tuổi, cân nặng 10kg, cao 80cm nhưng cháu rất lười ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi ngoài lúc lỏng lúc đặc, phân sống lổn nhổn.
Con trai tôi 2 tuổi, cân nặng 10kg, cao 80cm nhưng cháu rất lười ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi ngoài lúc lỏng lúc đặc, phân sống lổn nhổn. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để cháu hết rối loạn tiêu hóa và không bị suy dinh dưỡng?

Nguyễn Thị Hạnh (Bắc Ninh)

Theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới thì con bạn đang bị suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Nguyên nhân do bé biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cho các tuyến tiêu hóa giảm bài tiết các men tiêu hóa và gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột nên ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm thèm ăn. Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp cho bé bắt kịp đà tăng trưởng thì trước tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Cho bé ăn nhiều bữa hơn bình thường, số lượng ít rồi tăng dần lên. Bạn có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày gồm 3 bữa cháo hoặc thay 1 bữa cháo bằng 1 bữa súp, mỗi bữa khoảng từ 200ml rồi tăng dần lên 200-300ml và 2 bữa sữa bò có ít lactose hoặc sữa đậu nành - ăn thêm sữa chua và quả chín. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, kẽm, canxi... để tăng cường miễn dịch và tăng trưởng chiều cao. Cho bé uống thêm men vi sinh để tái tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng. Tùy theo tình trạng thiếu men tiêu hóa chất dinh dưỡng nào (qua xét nghiệm cặn dư phân, PH phân) để sử dụng cho phù hợp. Bạn nên lưu ý chỉ nên cho bé uống men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, nếu dùng kéo dài sẽ ức chế các tuyến tiêu hóa bài tiết và làm cho cơ thể luôn phụ thuộc vào men tiêu hóa.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-tieu-hoa-co-gay-suy-dinh-duong-n127727.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY