Khoa học hôm nay

Sẽ đưa ao, hồ, đầm, phá vào danh mục không được san lấp

(HNMO) - Ngày 7-12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã làm việc với Cục Quản lý tài nguyên nước về tiến độ thực hiện dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi.

(hnmo) - ngày 7-12, tại hà nội, thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trường lê công thành đã làm việc với cục quản lý tài nguyên nước về tiến độ thực hiện dự án luật tài nguyên nước sửa đổi.

Đến nay, cục quản lý tài nguyên nước đã nhận được ý kiến góp ý của 20/21 bộ, cơ quan ngang bộ, 63 ubnd cấp tỉnh/sở tài nguyên và môi trường, 19/28 đơn vị trực thuộc bộ, 10 tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sử dụng nước lớn, 12 chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tài nguyên nước.

Cục đã tổng hợp các ý kiến góp ý và tổ chức các hội thảo tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam về việc: Cấp phép khai thác, sử dụng nước đối với mục đích không tiêu hao (tạo cảnh quan nước, sử dụng nước…); điều hòa phân phối nguồn nước; xã hội hóa; hồ, ao không san lấp; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước...

Đối với cấp phép khai thác, sử dụng nước với mục đích không tiêu hao, trong dự thảo luật tài nguyên nước sửa đổi đã dự thảo phương án đối với mục tiêu không tiêu hao dự kiến không cấp phép, thay vào đó, chỉ thực hiện có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể: tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để đào hồ, ao, đầm, tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước trước khi triển khai thực hiện.

Liên quan về điều hòa phân phối nguồn nước, dự thảo Luật sửa đổi đã quy định hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan chuyên môn công bố kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông, trên cơ sở kịch bản nguồn nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương theo thẩm quyền chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước.

Ngoài ra, dự thảo quy định bổ sung khi lưu vực sông dự báo xảy ra hạn hán, thiếu nước, quy định trách nhiệm của bộ tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương xây dựng phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước để chỉ đạo lập kế hoạch khai thác, sử dụng nước cho phù hợp.

Đối với xã hội hóa, dự thảo quy định cụ thể các hoạt động bảo vệ, phát triển, phục hồi nguồn nước, trữ nước được khuyến khích sử dụng nguồn vốn xã hội hóa tại điều 73. đồng thời, quy định các tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động xã hội hóa được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các vấn đề về hồ, ao không san lấp, dự thảo Luật sửa đổi sẽ quy định cụ thể danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, gồm: Các hồ, ao, đầm, phá có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập, úng, tạo cảnh quan sinh thái, có giá trị cao về đa dạng sinh học; liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tồn văn hóa không được san lấp và phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, công bố và rà soát, điều chỉnh theo quy định. 

Kết luận cuộc họp, thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trường lê công thành đề nghị, cục quản lý tài nguyên nước rà soát các chính sách pháp luật để điều chỉnh một số nội dung bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chính phủ và các luật liên quan. đồng thời, rà soát kỹ về ngân sách tránh trường hợp phát sinh không hợp lý trong quá trình xây dựng dự thảo luật tài nguyên nước sửa đổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1049637/se-dua-ao-ho-dam-pha-vao-danh-muc-khong-duoc-san-lap)

Tin cùng nội dung

  • Thiếu nước sạch kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện là rất lớn. Sản phụ khổ, người nhà đi chăm sóc khổ và thầy Thu*c cũng khổ là thực trạng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội...
  • “Tổng công ty nước sạch Vinaconex sớm khắc phục sự cố, sửa chữa đường ống nước, cấp nước trở lại cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiến nghị.
  • ANTĐ - Chiều 16-9, đại diện Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện lộ trình điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ ngày 1-10-2015 theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND.
  • UBND Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm...
  • Công ty kinh doanh nước sạch cho biết, do sản lượng nước từ đường ống tổng cung cấp đã giảm; mặt khác để đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn nước sạch sông Đà, đơn vị vận hành đường ống đã giảm áp lực nước xuống, dẫn đến nhiều nơi bị thiếu nước sạch dài ngày…
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch.
  • Không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng...
  • Thiếu nước sinh hoạt, người dân khu chung cư phải xách từng xô nước xuống bể ngầm vét nước tồn đọng để dùng.
  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY