Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tăng trong mùa dịch COVID-19

MangYTe - Trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 4 ổ dịch sốt xuất huyết. Bệnh tay chân miệng cũng tăng nhưng chậm hơn mọi năm có thể do học sinh được nghỉ học kéo dài.

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong khi TP.HCM đang chuẩn bị phòng chống dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 3 thì thời gian này cũng ghi nhận số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng cùng tăng.

Cụ thể, trong tuần qua, TP ghi nhận có 121 ca bệnh sốt xuất huyết. Số ca mắc trong tuần tăng so với trung bình 4 tuần trước (116 ca). TP cũng ghi nhận có 16 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (gồm 3 ca nội trú và 13 ca ngoại trú). Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tuần cao hơn so với trung bình 4 tuần trước (14 ca).

Trong tuần, TP ghi nhận 4 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh đã được xử lý ở 4 phường, xã thuộc 3 quận, huyện. Ngành y tế cũng đã thực hiện điều tra ca bệnh, xác định ổ dịch sốt xuất huyết hàng ngày để có chỉ định xử lý kịp thời.

Các quận, huyện lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và COVID-19.

Đối với các bệnh lây qua tiếp xúc (tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, cúm, …), ngành y tế sẽ tăng cường phối hợp với ngành giáo dục giám sát phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong trường học. Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở cả nơi sống và nơi học tập của bệnh nhân; đồng thời sẽ truyền thông phòng bệnh trong trường học và cộng đồng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bệnh tay chân miệng bắt đầu từ tháng 4. Năm nay, bệnh tay chân miệng đến chậm hơn năm trước, có thể do học sinh được nghỉ học kéo dài.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/so-ca-mac-tay-chan-mieng-sot-xuat-huyet-tang-trong-mua-dich-covid-19-20200427094715446.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY