Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốt cao nhiều ngày do mò cắn

Phú Thọ-Người đàn ông 42 tuổi, sốt cao một tuần không khỏi, đau đầu dữ dội, bác sĩ phát hiện một vết loét khô do mò cắn ở nách phải.

Ngày 18/10, bác sĩ khoa Nội Hô hấp - Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, nhập viện trong tình trạng sốt cao 38,5 độ, đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, ở nhà đã truyền dịch nhưng không đỡ.

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết loét khô màu đen ở nách, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò. Bệnh nhân được truyền dịch liên tục kết hợp với kháng sinh đặc hiệu, điều chỉnh rối loạn điện giải nâng đỡ thể trạng... Bác sĩ đánh giá bệnh nhân may mắn khi tổn thương chưa lan sâu, chưa gây suy tạng hoặc sốc nhiễm khuẩn. Sau ba ngày điều trị, người bệnh hết sốt, xuất viện.

Bệnh sốt mò do vi khuẩn ricketsia tsutsugamushi hay r.orientalis gây nên, truyền từ súc vật sang người do côn trùng trung gian là ấu trùng mò. ảnh: sarajke

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn rickettsiae tsutsugamushi gây nên, gây sốt từ hai đến ba tuần. bệnh sốt mò không lây từ người sang người, chỉ lây khi thông qua vết cắn của con bọ chét nhiễm tsutsugamushi. mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, thường gặp ở độ tuổi lao động. bệnh rải rác trong năm, chủ yếu vào mùa mưa và nắng nóng.

Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4-5 ngày vỡ ra thành một nốt kích thước 0,5-2 cm, có vảy đen. Khi vảy bong sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch. Vết loét không đau nên dễ bỏ sót.

Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, như sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban (sởi), bệnh sốt rét, viêm phổi, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu... Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.

Tổn thương tạng thường gặp là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp, phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng cách lọc máu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não... và tử vong. Do đó, người bệnh không được chủ quan tự chữa bệnh tại nhà.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là không để ấu trùng mò cắn đốt, tiêu diệt ổ dịch, phát quang bụi rậm. Người làm việc và sinh hoạt ở những nơi có nhiều lùm cây cần che chắn cẩn thận. Thoa thuốc diệt côn trùng lên da và giặt sạch quần áo sau một lần sử dụng. Nếu có biểu hiện sốt cao nhiều ngày không dứt, nghi ngờ sốt mò, nên đến ngay cơ sở y tế để tìm vết loét mò đốt đặc trưng, điều trị đúng cách.

Minh An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sot-cao-nhieu-ngay-do-mo-can-4524726.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Dịch bệnh tay chân miệng không chỉ bùng phát mạnh ở khu vực đồng bằng, thành thị mà còn xuất hiện ở huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Nếu để quá 6 giờ sau khi bịcôn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.
  • Xử lý vết thương khi bị rắn, súc vật, côn trùng cắn cần thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật và kịp thời….
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY