Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốt xuất huyết, tay chân miệng ở TP HCM vào mùa

Sốt xuất huyết ở TP HCM dự báo sẽ đạt đỉnh dịch vào tháng 10-11, bệnh tay chân miệng tăng nhanh sau nới lỏng giãn cách xã hội do Covid-19.

Bác sĩ lê hồng nga, trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) tp hcm, cho biết tuần đầu tháng 7, số người đến bệnh viện khám và điều trị do sốt xuất huyết tăng 59 trường hợp; tay chân miệng tăng 50 trường hợp, so với tuần cuối tháng 6.

Hệ thống giám sát dịch tễ địa phương ghi nhận tuần đầu tháng 7, 144 phường xã xuất hiện ca sốt xuất huyết, tăng 30 phường xã so với tuần trước đó. 97 phường xã xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng, tăng 25 địa phương.

Tổng hai bệnh này, tính đến nay số bệnh nhân ít hơn 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, bác sĩ Nga nhận định số bệnh nhân sẽ tăng trong các tuần tới do nới lỏng giãn cách xã hội, các trường học, khu vui chơi giải trí mở cửa trở lại.

Bệnh tay chân miệng, thông thường tăng nhẹ vào khoảng tháng 4 và tăng mạnh trong tháng 8-9. hồi tháng 3, các ca tay chân miệng giảm mạnh do giãn cách xã hội.

Mùa mưa miền nam đã tới. độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn aedes egypti - tác nhân chính gây sốt xuất huyết tăng trưởng. do đó, cdc dự báo sốt xuất huyết có thể đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 10-11.

Bác sĩ Nga khuyến cáo: "Nếu cộng đồng tiếp tục duy trì các biện pháp dự phòng không dùng Thu*c, đặc biệt là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, thì có thể kiểm soát được bệnh, không để lây lan thành dịch".

TP HCM đến nay chỉ ghi nhận một ca bạch hầu. Bệnh nhân được phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời. Bệnh nhân xuất viện ngày 3/7, âm tính với vi khuẩn bạch hầu, hồi phục hoàn toàn.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-o-tp-hcm-vao-mua-4130186.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY