Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác dụng phụ khó lường trước của miếng dán chống say xe

Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng Thu*c băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng Thu*c uống hay tiêm. ó tác động đến hệ thần kinh làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, rối loạn điều tiết mắt làm mờ mắt, hoa mắt, ảo giác….

Theo tin tức từ báo Sức khỏe và Đời sống, miếng băng dán (hay còn gọi là cao dán) dùng dán lên da sau tai để chống say tàu xe. Khác với các loại cao dán thông thường chỉ có tác dụng ngay tại chỗ dán, miếng dán chống say tàu xe là loại có tác dụng toàn thân hay còn gọi là băng dán xuyên da (có tác dụng không khác gì Thu*c uống).

Sau khi dán lên da khô phía sau tai, các thành phần Thu*c trong miếng dán sẽ thấm dần xuyên qua da vào máu và phát huy tác dụng toàn thân (còn gọi là hệ điều trị xuyên da - transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS).

Ưu điểm của miếng dán là tiện sử dụng, không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như Thu*c uống, có thể cung cấp dược chất một cách liên tục, không phải dùng Thu*c nhiều lần trong ngày, khi muốn ngưng điều trị, chỉ cần bóc bỏ miếng dán ra khỏi da là được.Tuy nhiên, điều cần lưu ý là dạng Thu*c băng dán xuyên da này có thể gây các tác dụng phụ rất khó chịu.

Miếng dán chống say tàu xe là biện pháp được nhiều người ưa dùng trong những chuyến du lịch.

Miếng dán chống say tàu xe là biện pháp được nhiều người ưa dùng trong những chuyến du lịch. Ảnh minh họa.

Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. miếng dán có chứa dược chất scopolamin. khi dán lên da (vùng sau tai), Thu*c sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.

Theo các chuyên gia, thành phần chính trong miếng dán chống nôn là dược chất Scopolamin. Chất này có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều. Nó tác động đến hệ thần kinh làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, rối loạn điều tiết mắt làm mờ mắt, hoa mắt, ảo giác…. Do vậy, không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu hoạt chất qua da và có thể gây ngộ độc, báo Kiến Thức đưa tin.

Theo Hạnh Chi/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/tac-dung-phu-kho-luong-truoc-cua-mieng-dan-chong-say-xe-d72536.html

Theo Hạnh Chi/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-phu-kho-luong-truoc-cua-mieng-dan-chong-say-xe/20210131042337294)

Tin cùng nội dung

  • Ăn bánh mì, bánh quy khô, uống trà gừng hoặc ngửi chanh có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn khi đi tàu xe.
  • Ngoài ra, nhẩm đọc 720.640 còn có thể giải quyết tốt một số trường hợp đau nửa đầu, đau đầu do âm hư...
  • Bài viết “Say xe, tăng huyết áp: hãy nhẩm đọc 720.640!” đã được nhiều bạn đọc phản hồi, kể cả... phản đối. Lương y Võ Hà có bài nói thêm cho rõ.
  • Ngày xưa mỗi lần đi taxi, con gái nhỏ của tôi rất hay khóc, giờ cháu được 15 tháng tôi mới phát hiện hình như cháu say xe. Trẻ rất nhỏ cũng có thể say xe? Tôi phải làm gì?
  • Có nhiều trường hợp đã phải vào cấp cứu vì say xe nhất là vào dịp lễ tết tình trạng xe nhồi nhét hành khách càng khiến cho việc say xe dễ hơn và nguy cơ biến chứng cũng nhiều hơn.
  • Tôi rất muốn cùng cả nhà đi du lịch xa, nhưng tôi bị say tàu xe rất khổ sở: chóng mặt, nôn thốc tháo, nên rất ngại di chuyển.
  • Say tầu xe! Bất kỳ loại hình giao thông vận tải nào cũng có thể gây ra bệnh về chuyển động. Bệnh từ cảm giác lo lắng đến toát mồ hôi lạnh, chóng mặt và sau đó nôn, thường dịu xuống ngay sau khi ngừng chuyển động.
  • Say tàu xe (hay là buồn nôn và nôn do say tàu xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tầu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).
  • Mùa hè - mùa du lịch, nhiều người bị say tàu xe đã cố gắng thực hiện những chuyến du lịch bằng việc sử dụng Thu*c chống say tàu xe.
  • Có phụ huynh bạn cháu mách dùng miếng dán vào da thì tránh được say xe. Xin quý báo nói cho cháu rõ cách dùng Thu*c này như thế nào?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY