Khoa học hôm nay

Tại sao người xưa kiêng không cho con rể đi tảo mộ?

Trong văn hóa thờ cúng tổ tiên, người xưa quan niệm không để con rể đi viếng mộ. Tại sao vậy?

Người á đông luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. vào ngày sinh, ngày mất của ông bà cha mẹ, con cháu sẽ tập trung lễ bái tại bàn thờ gia tiên hoặc ra mộ để cúng bái. người xưa có quan niệm con rể không tảo mộ. tại sao lại như vậy?

Trong xã hội cổ đại, người ta quan niệm "dâu con, rể khách". Quan niệm này bắt nguồn từ tư duy của xã hội phong kiến, trong đó đàn ông được coi là hy vọng duy nhất để bảo tồn gia phả, trong khi phụ nữ có số mệnh gả vào nhà khác.

Người xưa quan niệm "dâu con, rể khách" nên con rể không được cúng bái tổ tiên, không được đi tảo mộ bên nhà vợ. Ảnh minh họa: Internet

Chính vì coi "rể là khách" nên con rể không thể tham gia vào các nghi lễ quan trọng như thờ cúng tổ tiên. đối với người xưa, nghi lễ thờ cúng tổ tiên là cách quan trọng để kết nối tình thân và lan truyền tư duy họ tộc. vào những ngày giỗ chạp, con cái tụ họp về nhà, cùng nhau tham gia nghi lễ quan trọng này.

Tuy nhiên, con gái và con rể không thuộc cùng một gia tộc nên không thể tham gia nghi lễ. Do đó, người ta cẩn trọng nhắc "con rể không tảo mộ". Khi con rể đi tảo mộ đồng nghĩa với việc người ngoại đạo tham gia tế lễ. Với người xưa, điều này không thể chấp nhận.

Nếu con gái và con rể trở về đúng ngày tế lễ tổ tiên, họ chỉ có thể làm người quan sát. nếu con rể tự ý mò vào không gian thờ cúng tổ tiên thì rất có thể bị nhà vợ trừng phạt. đây là sự miêu tả sống động về truyền thống của xã hội cổ đại, trong đó mối quan hệ, địa vị và danh dự của con người gắn bó chặt chẽ với nhau.

"Con gái đi lấy chồng như bát nước đổ đi", nếu cô ấy cùng chồng trở về nhà mẹ đẻ vào đúng dịp giỗ, tết thì cũng chỉ được xem như khách. Ảnh minh họa: Internet

Trong xã hội cổ đại, đằng sau việc con rể đi tảo mộ còn có nguyên nhân sâu xa, bí ẩn. hành vi của con rể có thể ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình bố vợ. chính vì vậy người xưa mới quan niệm "con rể đi tảo mộ, là xúc phạm tổ tiên".

Người xưa cho rằng nếu con rể lên mộ, thắp hương cho tổ tiên nhà vợ thì gia đình con rể có thể vượt mặt gia đình nhà vợ, thu hút tài lộc và may mắn. Điều này với gia đình bố vợ là điềm không may.

Hơn nữa, tổ tiên bên vợ sẽ không vui khi thấy người ngoại đạo tham gia nghi lễ thờ cúng. do đó, người xưa cực kỳ ngại ngần khi con rể có mặt trong những dịp tế lễ quan trọng.

Quan điểm coi con rể là người ngoài bắt nguồn từ cơ cấu xã hội bất bình đẳng của thời kỳ phong kiến. Thời đó, phụ nữ thường bị gạt ra ngoài lệ xã hội, con gái ít được gia tộc quan tâm và tôn trọng.

Người xưa kiêng không để con rể đi tảo mộ, nhưng ngày nay quan niệm này đã lỗi thời. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, may mắn là tiến bộ trong xã hội hiện đã thay đổi tất cả điều này. Sự tiến bộ trong khoa học và giáo dục đã thúc đẩy nhận thức con người thay đổi, phá vỡ sự ràng buộc của quan điểm phong kiến. Hiện nay, tư duy về bình đẳng nam nữ dần thấm vào lòng người, địa vị của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể. Con gái không còn bị coi thường, mà thay vào đó, họ được yêu thương và được gia đình quý trọng.

Trong xã hội này, con rể và con gái đều được tôn trọng, họ có thể tham gia cùng nhau vào các nghi lễ gia đình quan trọng, không còn bị ràng buộc bởi quan điểm bất bình đẳng.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


Theo Văn hoá & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/tai-sao-nguoi-xua-kieng-khong-cho-con-re-di-tao-mo-a18670.html

Theo Văn hoá & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-nguoi-xua-kieng-khong-cho-con-re-di-tao-mo/20240115075534810)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mắc bệnh basedow và được dùng Thu*c điều trị 1 tuần nay nhưng tôi thấy người mệt mỏi, chán ăn. Xin bác sĩ cho biết chế độ ăn và có cần kiêng gì không?
  • Một vòi rồng bất ngờ quét qua nghĩa trang ở Trung Quốc khi những người đi tảo mộ tập trung để tưởng niệm người ch*t.
  • Khác với các Thuốc tân dược, Thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị Thuốc được đặc trưng bởi tính và vị.
  • Vì mâu thuẫn trong ngày Tết, bố vợ và chàng rể đã to tiếng với người họ hàng, đánh Ch?t người.
  • Sống giữa đại ngàn Trường Sơn, người Cơ Tu ở Quảng Nam vẫn còn giữ nhiều tục lệ ly kỳ với linh vật gà, vì tin rằng đây là loài vật thông minh hơn con người, có thể gọi mặt trời thức dậy bằng tiếng gáy.
  • ​Một buổi chiều mùa thu ấp áp, trong phòng khám ngoài giờ của bác sĩ KD có một cô gái chừng 20 tuổi, vẻ mặt e lệ, ngượng ngùng, ngồi cạnh một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hơn cô chừng vài tuổi. Cô gái hồi hộp với đôi mắt long lanh, chờ đợi đến lượt mình được khám. Thế rồi cái gì đến sẽ phải đến! Một giọng nói trong trẻo từ trong phòng khám vọng ra làm cho cô gái giật bắn người: “Nguyễn Thanh X, số 10, xin mời vào!”.
  • Ngay trong phòng khách nhà tôi, con rể tôi đang làm trò đồi bại với một cô gái trẻ khoảng 17-18 tuổi. Chỉ đến khi tôi bước vào và la toáng lên, con rể tôi mới phát hiện có người về và hoảng hốt dừng lại.
  • Đi tảo mộ là một nét đẹp truyền thống của người Việt trong dịp Tết Thanh minh hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay lại có người lại đi thăm chính phần mộ của mình.
  • Năm nay tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày 5/4 kéo dài đến 20/4 dương lịch. Để tránh xui xẻo và những vận hạn đen đủi, nhiều người quan niệm trong tháng Thanh minh chỉ nên ăn chay niệm Phật, kiêng làm những việc lớn như mua nhà, dọn nhà, mua sắm quần áo...
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY