Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thai làm tổ trên sẹo tử cung - Nguy cơ Tu vong cao

Năm 2018, có 674 ca thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ được ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tăng gấp 10 lần so với thời điểm năm 2001.

nguy cơ đó là thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ. Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trao đổi với ThS.BS. Đinh Quốc Hưng, Trưởng khoa Phụ ngoại - Bệnh viện Phụ sản TW để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

ThS.BS. Đinh Quốc Hưng.

Mới đây truyền thông đưa tin về một trường hợp suýt ch*t do thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ ở TP.Hồ Chí Minh. Vậy thai làm tổ trên sẹo tử cung là bệnh lý gì? Xin bác sĩ cho biết thêm về căn bệnh này!

Tại Bệnh viện Phụ sản TW, tỷ lệ thai phụ gặp tình trạng này là bao nhiêu? Có dấu hiệu gì để nhận biết thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ không, thưa bác sĩ?

Trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng. Theo như con số bệnh viện thống kê được, trong năm 2001 chỉ có 71 trường hợp thì đến năm 2018 đã có tới 674 ca sản phụ bị thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ. Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân từ 26 - 35 tuổi, trung bình là 33 tuổi. Đây là độ tuổi sinh đẻ ở phụ nữ.

Nguyên nhân là do số ca mổ lấy thai ngày càng gia tăng nên tỷ lệ thai bám ở vết mổ cũ cũng tăng lên. Thời điểm năm 2001, tỷ lệ mổ lấy thai là hơn 20% đến năm 2018 đã tăng thành hơn 50%. Ngoài ra, trình độ siêu âm của bác sĩ cũng như các tiến bộ về công nghệ giúp chẩn đoán sớm được tình trạng này.

Hiện nay, thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ chưa có “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán. Tuy nhiên có thể phát hiện sớm nhất là khi thai 5 - 6 tuần và muộn nhất là khi thai 16 tuần. Có trường hợp bệnh nhân phát hiện tình cờ khi thăm khám mà không có triệu chứng bất thường. Ngoài ra có một số các triệu chứng lâm sàng cần lưu ý: Sản phụ ra máu *m đ*o tính chất ít một, máu sẫm màu; Đau âm ỉ vùng bụng dưới, triệu chứng đau này không khác so với những trường hợp dọa sẩy thai hay chửa ngoài tử cung, cảm giác tức nặng, buồn đi ngoài; Băng huyết: ra máu *m đ*o ồ ạt  trên 500ml. Một vài trường hợp chảy máu cấp tính có nguy cơ vỡ tử cung, dễ nhầm lẫn với sẩy thai.

Hình ảnh siêu âm thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ.

Vậy khi phát hiện thì cần được xử lý như thế nào?

Thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ được chia làm hai dạng: Thứ nhất, gai nhau xâm nhập phía trước sẹo mổ có xu hướng phát triển về phía eo - cổ tử cung hoặc hướng lên trên buồng tử cung. Chỉ dạng thai phát triển về buồng tử cung có thể sống được, còn thai phát triển về eo - cổ tử cung có nguy cơ gây băng huyết phải bỏ thai. Dạng 2: gai rau thâm nhập sâu vào trong sẹo mổ và có xu hướng phát triển vào bàng quang, trong ổ bụng. Dạng này tiến triển dẫn tới biến chứng vỡ tử cung trong lúc mang thai, gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.

Thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ không thể giữ được vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung càng nhiều. Những sản phụ đã từng sinh mổ, khi có thai lần tiếp theo, cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai. Khi thai nằm ở vị trí bất thường, cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt. Thủ thuật bỏ thai trong những trường hợp này cũng đòi hỏi chuyên môn cao, bệnh nhân nên thực hiện tại tuyến Trung ương để tránh tai  biến.

Ngoài nguy cơ thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ, xin bác sĩ cho biết thai phụ đã có tiền căn mổ lấy thai còn có thể gặp những nguy cơ gì?

Ngoài hiện tượng trên, thai phụ đã từng sinh mổ còn tăng nhiều nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược gây chảy máu phải cắt tử cung cấp cứu, nứt vết mổ, vỡ tử cung ở những trường hợp có sẹo mỏng trong 3 tháng cuối thai kỳ, tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan như ruột, bàng quang trong cuộc mổ.

Tỷ lệ thai làm tổ trên sẹo cũ ngày càng gia tăng một cách đáng báo động. Bác sĩ có lời khuyên gì cho chị em phụ nữ?

Trước hết, các thai phụ và thân nhân không nên xin mổ lấy thai trong những trường hợp không cần thiết để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Tất cả các thai kỳ có sẹo mổ cũ ở tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc nhân sơ,...) khi có thai cần được đi thăm khám sớm, được đánh giá cẩn thận, kiểm tra và theo dõi tại các bệnh viện chuyên khoa sẽ giúp phát hiện kịp thời và xử trí sớm. Khi đã chẩn đoán thai làm tổ trên sẹo tử cung cũ, thai phụ phải được điều trị ở các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ điều kiện, cùng với sự phối hợp của các bác sĩ nhằm tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này!

Thúy Huyền (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thai-lam-to-tren-seo-tu-cung-nguy-co-tu-vong-cao-n158068.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)