Sức khỏe hôm nay

Thời tiết nóng có thể tăng nguy cơ bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với nhiệt độ từ 24 độ trở lên vì họ có thể bị tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ.
Những phụ nữ sống ở những khu vực có thời tiết lạnh hơn nhiệt độ trung bình từ 10 độ trở xuống ít có nguy cơ bị tình trạng này.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ở vùng khí hậu ấm hơn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn 7,7% so với nguy cơ cao hơn 4,6% của những người sống ở khu vực có khí hậu lạnh hơn. Ngoài ra, cứ tăng 10 độ tương ứng với tăng 6-9% nguy cơ. Điều này cho thấy những kết quả là dựa trên giả thuyết chất béo nâu ở người bị kích hoạt khi gặp thời tiết lạnh tạo ra nhiệt và sự trao đổi chất khắp cơ thể chúng ta.

Tác giả chính Gillian Booth, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện St Michael ở Ontario, Canada, nói: "Nhiều người nghĩ rằng ở nhiệt độ ấm hơn, phụ nữ nên ra ngoài trời và hoạt động mạnh hơn, điều này sẽ giúp hạn chế tăng cân trong thai kỳ, một nguyên nhân gây tiểu đường thai nghén”. “Tuy nhiên, tiếp xúc thời tiết lạnh có thể cải thiện độ nhạy cảm của bạn với insulin, bằng cách kích hoạt một loại chất béo bảo vệ gọi là mô mỡ màu nâu". Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 555,911 ca sinh trong số 396,828 phụ nữ sống ở Canada trong thời gian 12 năm (2002 đến 2014). Thêm vào đó, phụ nữ sinh con ở vùng khí hậu lạnh bao gồm Canada và Mỹ, những người tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong khi mang thai có tỷ lệ tiểu đường">bệnh tiểu đường lúc sinh là 3,6%, trong khi những người tiếp xúc với nhiệt độ nóng có tỷ lệ tiểu đường thai là 6,3%.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thoi-tiet-nong-co-the-tang-nguy-co-benh-tieu-duong-trong-thai-ky-n131736.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY