Kinh tế xã hội hôm nay

Thú chơi vỏ ốc độc lạ của ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa

Với ngư dân Quảng Ngãi thì những con ốc biển mang về và trưng trong tủ nhà không chỉ là một thú vui... mà còn gắn với sự tự hào.

"Nơi khác thì sao không biết chứ đối với ngư dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn này thì 10 nhà, gần như cả 10 đều "chơi", sưu tập vỏ ốc biển. Chỉ khác nhau về số lượng mà thôi", ngư dân Nguyễn Bảy (40 tuổi, ở xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) khẳng định chắc nịch.

Vỏ ốc mà ngư dân mang về để sưu tập, trưng bày khá đa dạng và phong phú về chủng loại, kích cỡ.

Các vỏ ốc mang về được ngư dân trưng bày ở những vị trí đẹp và dễ thấy nhất trong nhà, như: Tủ kính, trên khung gỗ... ở phòng khách. Có người còn sẵn sàng bỏ vài triệu đồng đóng riêng một tủ áp trên tường để trưng.

Nhiều ngư dân ở Lý Sơn cũng xác nhận: "Ở đất đảo này, ngư dân nào cũng có vài vỏ ốc trong nhà. Ít thì 5-10 vỏ, nhiều lên đến cả trăm".

Với vỏ ốc to, đẹp như thế này thường chỉ tìm thấy ở vùng biển xa như Trường Sa, Hoàng Sa.

Chỉ vào tủ ốc đủ loại với hơn 40 vỏ được chùi, đánh bóng sạch sẽ trưng trên tủ kính đóng ốp vào bờ tường phòng khách của gia đình, ngư dân Bùi Vĩnh Long (41 tuổi), khoe: "Số ốc này tôi sưu tầm hơn 4 năm mới có được".

Cựu lão ngư Trần Văn Tình (62 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh, cùng huyện) cho biết: "Chuyện ngư dân mang vỏ ốc về trưng trong nhà có từ lâu rồi, với chủ yếu là ốc cừ, tai tượng... Thế nhưng không phổ biến đến mức gần như 100% nhà nào cũng có và đủ loại như bây giờ".

Trong số vài chục hoặc cả trăm vỏ ốc mà ngư dân mang về có đủ kích cỡ, nhiều chủng loại, từ vỏ ốc gai, ốc nón, ốc heo... đến các vỏ ốc quý, độc và to như xà cừ với giá mua trên thị trường lên tới cả ngàn "đô".

Nhiều ngư dân còn đóng hẳn tủ riêng trên vách tường để trưng bày vỏ ốc.

Thợ lặn Nguyễn Nhân (45 tuổi, ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) không giấu giếm: "Chỉ riêng 15 vỏ ốc xà cừ, tai tượng có đường kính lên đến 20-40cm, nếu đem bán cũng phải trên 60 triệu đồng, chưa nói số vỏ các loại khác còn lại".

Tuy nhiên với không ít ngư dân, có những vỏ ốc còn gắn với kỷ niệm "để đời" của bản thân mình. "Vỏ ốc cừ này là tui mang về trong chuyến ra khơi đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa lần đầu tiên cách đây 4 năm. Còn vỏ ốc tượng này là của chuyến đi tại Trường Sa bị bão suýt mất mạng vì cơn bão cách đây 2 năm", anh Lê Trung (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn) kể.

Ốc thì vùng biển nào cũng có, thế nhưng để có được vỏ đẹp và quý thì chỉ ra Hoàng Sa và Trường Sa mới tìm được. Cho nên nhiều ngư dân thợ lặn ở Quảng Ngãi mới có câu "Không có ốc biển đẹp, quý "bất thành" ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa" là vậy.

Theo Dân Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/thu-choi-vo-oc-doc-la-cua-ngu-dan-hoang-sa-truong-sa-639558.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương đã có nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển.
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
  • Ốc biển là động vật thân mềm, có rất nhiều loài. Đa số loài được sử dụng làm thực phẩm, tuy nhiên một số loài có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc nặng, diễn biến nguy kịch và dẫn đến Tu vong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY