Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thức khuya, mệt mỏi dễ bị mất ngủ: Đông y bật mí 6 mẹo để ngủ sâu trong mùa dịch Covid-19

(MangYTe) - Khi cuộc sống có nhiều áp lực thì số người khó ngủ, mất ngủ lại càng tăng. Bên cạnh đó, người cao tuổi và người bệnh sẽ không ngoại lệ. Đây là mẹo giúp bạn dễ ngủ có thể áp dụng.

Áp lực công việc và tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến cho một số người vì liên tục phải làm việc và cập nhật các tin tức liên quan và một số người không thể điều chỉnh thói quen thức khuya vì lịch làm việc. Kết quả là, tinh thần sẽ không thể tốt hơn vào ngày hôm sau, thậm chí nó sẽ ảnh hưởng đến công việc.

Thức khuya, mệt mỏi, có bệnh dẫn đến trở thành một vòng luẩn quẩn như vậy, làm sao để điều tiết nhanh nhất?

Hiện tại đang trong bệnh, lịch làm việc và sinh hoạt của nhiều người cũng bị đảo lộn, đặc biệt là những người cao tuổi có bệnh lý nền, triệu chứng mất ngủ càng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Theo góc nhìn Đông y, sau đây là những mẹo giúp bạn có thể ngủ ngon hơn mỗi đêm, hãy cố gắng điều chỉnh sớm để nâng cao chất lượng giấc ngủ, toàn thân sẽ khỏe mạnh hơn nhờ việc duy trì giấc ngủ tốt.

1. Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhẹ vào bữa tối

Ăn uống tốt là tiền đề quan trọng nhất của sức khỏe. Trên cơ sở đảm bảo ba bữa ăn mỗi ngày, tốt hơn là ăn ít bữa tối, nên ưu tiên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa. Tránh ăn quá nhiều thịt cá và thức ăn cay nóng, nhiều chất kích thích.

Một bữa ăn tối tốt, đủ dinh dưỡng và không quá no, không ăn quá muộn là nguyên tắc giúp bạn có được giấc ngủ thuận lợi.

2, Điều chỉnh thời gian và liệu lượng vận động, thể dục thể thao

Tập thể dục là một phương pháp rất tốt để điều hòa và loại bỏ chứng mất ngủ, đặc biệt đối với những người khó ngủ trong một thời gian dài. Có rất nhiều môn thể thao hàng ngày, chẳng hạn như: chạy, chơi đánh cầu, đi bộ, yoga, các bài tập nhẹ nhàng ngay tại nhà đều rất tốt cho việc hỗ trợ giấc ngủ.

Bạn nên dựa vào thời gian biểu làm việc của mình để sắp xếp thời gian vận động hợp lý. Nếu bạn bận vào thời gian hành chính thì có thể bố trí lịch tập thể dục thể thao vào buổi sáng, buổi chiều tối.

Mỗi ngày nên vận động ít nhất khoảng 30 phút hoặc hơn, tùy vào tính chất của môn thể thao và cường độ tập luyện của bạn.

Không nên tập nặng trước giờ đi ngủ.

3, Loại bỏ căng thẳng và tăng thêm thời gian thư giãn

Có một bài tập thở đơn giản giúp bạn có thể loại bỏ căng thẳng, đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đó chính là bài tập thở sâu.

Cách tập đơn giản như sau:

Nằm ngửa trên giường, hít thở sâu bằng mũi, đồng thời thẳng hai chân, dùng các ngón chân duỗi thẳng ấn sâu xuống giường, rồi lại cong lên phía trên, cố gắng gập duỗi bàn chân và các ngón chân như vậy, sau đó từ từ thư giãn sau khi đạt đến đỉnh cao của sự chịu đựng.

Phương pháp này sử dụng nguyên tắc thư giãn các cơ của toàn cơ thể để giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, bởi vì sự chuyển động của các ngón chân cong có thể ảnh hưởng hơn nữa đến các cơ bắp đùi, bụng và thậm chí cả chi trên cho đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi và ngủ thiếp đi nhanh chóng.

4, Bấm huyệt

Có khá nhiều huyệt vị trên cơ thể để mát xa mang lại tác dụng điều chỉnh giấc ngủ tuyệt vời cho bạn. Từ xa xưa, Đông y đã quan niệm rằng, hãy dùng các ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm, để nhấn mạnh việc xoa bóp, mát xa có tác dụng rất lớn trong việc dưỡng sinh và chăm sóc cơ thể.

Ví dụ, trước tiên hãy ấn vào trung tâm của lông mày bằng đầu ngón tay hai lần, một lần trong 20 giây, sau đó ngồi trên mép giường, đặt bàn chân phải của bạn lên đầu gối trái và nhấn điểm giữa ngón chân cái của bàn chân phải và ngón chân thứ hai bằng bàn tay của bạn.

Bấm huyệt ngay dưới ngón chân thứ hai của bàn chân phải là đủ.

5, Đảm bảo nguyên tắc giữ tâm trạng bình tĩnh trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn có thể đi bộ chậm hoặc xem một số chương trình giải trí có nhịp độ chậm, và bạn cũng có thể nghe một số loại nhạc có giai điệu, tiết tấu chuyển động chậm. Điều này sẽ cho phép cơ thể nhanh chóng bước vào giai đoạn yên tĩnh, do đó, âm thanh trong cơ thể sẽ được tăng cường và chất lượng giấc ngủ sẽ tự nhiên được cải thiện.

Tránh tối đa việc căng thẳng, tranh luận, làm cho tâm trạng và tinh thần bị kích động, ức chế, lo lắng, sẽ dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.

6. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

Trong trường hợp điều kiện cho phép, bạn có thể thư giãn trong bồn nước ấm trước khi đi ngủ.

Khi tắm, nhiệt độ nước không được vượt quá 37 ° C, và bạn nên vào giường ngay sau khi ngâm trong vòng 10 - 15 phút.

Trên đây là những lời khuyên giúp bạn có thể có được giấc ngủ ngon hơn nhờ vào những nguyên tắc và kỷ luật trước khi đi ngủ.

Những thói quen này tốt cho tất cả mọi người, không chỉ dành riêng cho người khó ngủ hay người có bệnh, người cao tuổi.

*Theo Health/Chinese Medicine

Bí mật về hàm lượng calo, chất béo của các bộ phận thịt lợn: Ăn đúng để không lo sinh bệnh

Vân Hồng - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/thuc-khuya-met-moi-de-bi-mat-ngu-dong-y-bat-mi-6-meo-de-ngu-sau-trong-mua-dich-covid-19-8202024203744457.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY