Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc Dinh dưỡng Thục địa - vị Thuốc bổ thận, dưỡng huyết

(MangYTe) - Địa hoàng có tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng; còn thục địa được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ, nấu chín. Thục địa được xem là Thuốc chủ yếu để bổ thận.

Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn. Thục địa là Thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)...

Để bốc Thuốc cho bệnh nhân, chúng tôi tự mua dược liệu về và chế biến thành thục địa, theo hướng dẫn của tài liệu cổ và kinh nghiệm lâu năm của bản thân. Củ địa hoàng khi mua về được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cứ 10kg sinh địa cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ từ 200 – 2200c. Nấu nồi áp suất giúp dược liệu giữ được tinh dầu, hương vị. Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra để nguội, phơi khoảng 2 - 3 ngày cho khô.

Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, rồi đưa đi ủ vào số thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số thục địa và nước dịch còn lại vào nồi áp suất… Quy trình nấu thục địa như vậy lặp đi, lặp lại khoảng 4 - 5 lần là được.

Lần cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô. Chu trình nấu khoảng 15 ngày cho một mẻ dược liệu, thành phẩm là thục địa màu đen huyền, cứng và dẻo (khi gặp không khí), thơm. Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa.

Những bài Thuốc của tôi (dựa trên cổ phương và sự nghiên cứu của bản thân trên sách vở cùng kinh nghiệm lâm sàng) dùng chữa các trường hợp vô sinh - hiếm muộn nam, nữ thường có vị thục địa.

Cụ thể bài Thuốc bổ thận sinh tinh nam: Thục địa 100g, nhục thung dung 50g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 500g, đảng sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g.

Trong đó: Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: Bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: Bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết, an thần. Các vị Thuốc khác có tác dụng hỗ trợ bổ thận cường dương, sinh tinh huyết. Bài Thuốc này dùng để ngâm rượu uống.

Bài Lục vị hoàn chữa vô sinh nữ: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g. Thục địa nấu cao pha mật ong; các vị còn lại sấy khô tán mịn, hoàn với mật ong mỗi viên 10g. Ngày uống 4 viên chia sáng chiều. Trong một số trường hợp, tôi có gia giảm một vài vị Thuốc khác cho phù hợp.

Vị Thuốc thục địa rất quan trọng trong những phương Thuốc giúp bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh (nam giới), điều kinh (nữ giới), qua đó giúp người bệnh có thể có con, hồi phục sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocdinh-duong-thuc-dia-vi-thuoc-bo-than-duong-huyet-393241.html)

Chủ đề liên quan:

bổ thận dưỡng huyết thục địa

Tin cùng nội dung

  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo.
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Đảng sâm (đẳng sâm) là rễ phơi hay sấy khô của cây đảng sâm (Codolopsis sp), họ hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm ở Việt Nam [Codolopsis javanica (Blume) Hook f.] có thành phần hóa học và công dụng như các đảng sâm khác.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY