Dáng đẹp hôm nay

Tìm hiểu về Tổ Chức Y tế Thế giới / Tổ chức Sức khỏe Thế giới

(MangYTe) - Hội Quốc Liên (League of Nations / Société des Naition – tiếng Anh phía trước, tiếng Pháp phía sau gạch chéo) tồn tại 26 năm (1920 - 1946), rồi được thay thế bởi Liên Hợp Quốc (United Nations / Organisation des Nations unies).

Quy mô của tổ chức

Tổ chức Sức khỏe (Health Organisation / Organisation de la Santé) của Hội Quốc Liên cũng được thay thế bởi Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hợp Quốc từ ngày 9/4/1948.

Tổ chức Y tế Thế giới, tiếng Anh gọi World Health Organization (WHO), còn tiếng Pháp gọi Organisation mondiale de la santé (OMS) lại mang nghĩa Tổ chức Sức khỏe Thế giới. Đây là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, có thẩm quyền điều phối các vấn đề về sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế.

Cơ quan này đặc biệt quan tâm khả năng phòng và chống dịch bệnh. Năm 1948, ngay sau khi ra đời, Tổ chức Y tế Thế giới đóng vai trò tích cực hàng đầu đối với việc loại trừ bệnh đậu mùa.

Các ưu tiên hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới là thúc đẩy sự phát triển các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu về sức khỏe và y dược học, theo dõi sức khỏe sinh sản và T*nh d*c, sự phát triển và tuổi già, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng, sức khỏe nghề nghiệp, ngăn chặn lạm dụng Thu*c kháng sinh, giảm thiểu những tác động của các bệnh không truyền nhiễm; cực kỳ chú ý cách khám, xét nghiệm, điều trị các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, lao, HIV / AIDS, Ebola (virus gây bệnh sốt xuất huyết), nay lại thêm Covid-19 gây dịch viêm đường hô hấp cấp.

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới có 194 thành viên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Với Tổ chức này thì Đại hội đồng có quyền quyết định tối cao. Họp vào tháng 5 hằng năm tại trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève ở Thụy Sĩ, Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của Tổ chức này. Hội đồng chấp hành gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, có nhiệm vụ thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, đồng thời đóng góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đạihội đồng.

Trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới còn có 6 văn phòng khu vực tọa lạc tại:

1. Đông Địa Trung Hải: Cairo, Ai Cập

2. Tây Thái Bình Dương: Manila, Philippines

3. Đông và Nam Á: New Delhi, Ấn Độ

4. Châu Phi: Brazzaville, Congo

5. Châu Âu: Copenhagen, Đan Mạch

6. Châu Mỹ: Washington DC., Hoa Kỳ

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất những ngày sau đã được Liên Hợp Quốc công nhận:

* Ngày Ung thư Thế giới (4/2)

* Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3)

* Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4)

* Ngày Sốt rét Thế giới (25/4)

* Ngày Thế giới không Thu*c lá (31/5)

* Ngày Hiến máu Thế giới (14/6)

* Ngày Viêm gan Thế giới (28/7)

Tổ chức này còn đề xuất cũng được Liên Hợp Quốc công nhận:

* Tuần Tiêm chủng Thế giới (24 - 30/4)

* Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ (2011 - 2020)

Tổng Giám đốc

Đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới là Tổng Giám đốc do Đại hội đồng bầu ra. Giúp việc Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc và Ban Thư ký.

Tính từ ngày thành lập, 9/4/1948, đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã có 9 Tổng Giám đốc với quốc tịch trong đôi ngoặc đơn và nhiệm kỳ trong đôi ngoặc vuông:

1. Brock Chrisholm (Canada) [1948 - 1953]

2. Marcolino Gomes Candau (Brasil) [1953 - 1973]

3. Halfdan Theodor Mahier (Đan Mạch) [1973 - 1988]

4. Hiroshi Nakajima / 中島宏/Trung Đảo Hoằng (Nhật Bản) [1988 - 1998]

5. Gro Harlem Brundtland (Na Uy) [1998 - 2003]

6. Lee Jong-wook / 李鍾郁/ Lý Chung Úc (Hàn Quốc) [2003 - 2006]

7. Anders Nordstrőm (Thụy Điển) [tạm quyền sau khi Lý Chung Úc đột tử ngày 22/5/2006]

8. Margaret Chan Fung Fu-chun /陳馮富珍/ Trần Phùng Phú Trân (Hồng Kông) [2007 - 2017]

Đời thứ 9 là đương kim Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người Ethiopia, chào đời ngày 3/3/1965. Năm 1986, Tedros tốt nghiệp Đại học Asmara ở quê hương. Sau đó, Tedros du học tại Đại học London ở thủ đô nước Anh, bảo vệ thành công luận văn về miễn dịch bệnh truyền nhiễm; rồi năm 2000, tại Đại họcNottingham cũng ở Anh, Tedros bảo vệ thành công luận án tiến sĩ liên quan bệnh sốt rét.

Là học giả, chính trị gia, lãnh đạo y tế cộng đồng, Tedros hoạt động trong chính phủ Ethiopia, từng đảm chức Bộ trưởng Bộ Y tế giai đoạn 2005 - 2012 rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giai đoạn 2012 - 2016. Lúc đương chức Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia, Tedros còn được bầu kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, nhiệm kỳ 2 năm, từ tháng 7/2009.

Trong phiên họp ngày 23/5/2017 tại Genève, Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới bầu Tedros Adhanom Ghebreyesus làm Tổng Giám đốc. Ngày 1/7/2017, Tedros tuyên bố nhậm chức ấy, nhiệm kỳ 5 năm.

Tôn Nữ Tò Mò

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/tim-hieu-ve-to-chuc-y-te-the-gioi-to-chuc-suc-khoe-the-gioi-4069980-b.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY