Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tôm cực giàu canxi nhưng có 3 bộ phận độc hại không nên ăn kẻo rước bệnh vào người

Tôm sống trong nước nên không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao, vì thế khi ăn tôm nên bỏ một số bộ phận độc hại để tránh rước bệnh vào người.
1. Đầu tôm

Phần đầu của tôm chứa hầu hết là các cơ quan nội tạng, do vậy khi bạn hấp tôm chín, bạn sẽ thấy phần đầu tôm có nhiều chất đen xuất hiện.

Phần đầu của tôm cũng là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen.

Phần đầu tôm là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng

Đặc biệt nếu phụ nữ mang bầu ăn đầu tôm thì độc tính của asen chứa trong phần này có thể gây ra dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, cần phải chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Khi mua tôm tươi, bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu. Trong trường hợp đầu tôm chuyển sang màu đen rõ rệt thì khả năng nhiễm tôm đã kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng là rất cao.

2. Đường chỉ đen trên lưng tôm

Tôm khi còn tươi sống, bạn cầm trên tay những con to sẽ thấy có một đường chỉ màu đen hoặc trắng ngay vùng lưng tôm (còn được gọi là chỉ tôm).

Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, có chứa dạ dày và đại tràng.

Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng

Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe con người, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch sẽ và yên tâm hơn.

3. Vỏ tôm

Nhiều người lầm tưởng nghĩ rằng vỏ tôm giàu canxi nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.

Vỏ tôm cứng vì do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm chủ yếu là từ thịt tôm.

Canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít

Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.

Lưu ý khi ăn tôm

+ Để hạn chế nhiễm giun sán và ký sinh trùng gây ngộ độc trong tôm, hãy hấp hoặc luộc tôm chín kỹ trước khi ăn

+ Sản phụ vừa sinh con nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành sẹo lồi.

+ Trẻ em không được ăn vỏ tôm do dễ bị hóc, tổn thương cổ họng.

+ Những người đang bị ho, dị ứng, đau mắt đỏ hoặc hen suyễn cũng hạn chế ăn tôm.

+ Không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C.

Theo Gia đình mới

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhmoi.vn/tom-cuc-giau-canxi-nhung-co-3-bo-phan-doc-hai-khong-nen-an-keo-ruoc-benh-vao-nguoi-d41303.html

Theo Gia đình mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tom-cuc-giau-canxi-nhung-co-3-bo-phan-doc-hai-khong-nen-an-keo-ruoc-benh-vao-nguoi/20231006084817006)

Tin cùng nội dung

  • Các loại sữa không phải sữa bò - như sữa gạo, sữa đậu nành và sữa dê – ngày càng trở nên phổ biến vì các tác dụng của chúng đối với sức khỏe . Thế nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những trẻ uống các loại sữa này có lượng vitamin D trong máu thấp hơn so với trẻ uống sữa bò.
  • Bữa sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể vì đây là lúc các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh nhất
  • Canxi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sức khỏe của xương, ngăn chặn loãng xương và ung thư, cũng như có tác dụng trong việc giảm cân.
  • Đậu đen (đỗ đen) có giá trị nhờ hàm lượng protein và chất xơ cao. Loại hạt họ đậu này cũng chứa nhiều vitamin và muối khoáng quan trọng có lợi cho sức khỏe.
  • Bệnh viêm khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn.
  • Chế độ can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ vị thành niên hết sức quan trọng, vì lứa tuổi này phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
  • Canxi là loại khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai. Khi canxi không được cung cấp đầy đủ, thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương của người mẹ mà người mẹ cũng rất cần chất này để có đủ sức khỏe sinh nở và chăm sóc con sau này.
  • Trước đây vì ngộ nhận dùng canxi sẽ cải thiện được bệnh loãng xương tuổi già, do đó cổ vũ việc tăng cường canxi cho người cao tuổi theo kiểu coi “canxi là chiếc gậy của người cao tuổi”.
  • Tôi đi khám bệnh được BS kết luận là bị thiếu canxi trong máu. Tôi không hiểu thiếu canxi trong máu là bị làm sao? Mong Mangyte giúp tôi với! (Manh Thang - Ninh Bình)
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY