Tin tức hôm nay

Tin tức

TP Hồ Chí Minh: Nhiều ca trẻ bị tay chân miệng nặng phải nhập viện

Số trẻ nhập viện điều trị tay chân miệng (TCM) tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng với nhiều ca bệnh nặng. Theo thông tin từ Bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, dự báo cuộc chiến với bệnh này có thể bắt đầu khi từ tháng 4 tới tháng 5, tháng 6 là thời điểm bệnh TCM sẽ gia tăng mạnh.

BS Khanh cũng cho biết, nếu như năm ngoái ghi nhận, trong 30-40 ca mới có 1 ca nặng. Nhưng năm nay cùng số lượng ca như vậy có tới 7 ca nặng. Một điều đáng chú ý là trong đợt TCM năm nay, trong số trẻ nặng nhập viện nếu trước đây tập trung ở trường hợp trẻ 2-3 tuổi thì nay xuất hiện ở trẻ 5 tuổi.

Theo BS Khanh, cha mẹ nên chú ý nếu thấy con mình 5 tuổi mà bị TCM thì không được chủ quan mà theo dõi các triệu chứng và liên hệ thường xuyên với bác sĩ. Nếu trong nhà có 1 trẻ đã bị TCM thì sẽ có nguy cơ lây sang những trẻ còn lại, lây sang trẻ hàng xóm hoặc tại nhà trường học.

Nếu phát hiện 1 trẻ bị TCM thì nhất thiết phải khử khuẩn toàn bộ đồ chơi trong lớp học, cách ly trẻ bị bệnh ở nhà, thông báo cho cha mẹ các bé trong lớp để theo dõi con có triệu chứng bị bệnh hay không để được hướng dẫn, điều trị kịp thời, không để lây lan.

Một trong 7 ca mắc bệnh TCM nặng đang được điều trị trong khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1.

Bs khanh cũng cho biết, tình hình dự báo dịch tcm sẽ gia tăng không chỉ tại tp hồ chí minh mà ở các tỉnh nữa. trong 7 ca nặng đang nằm trong khoa nhiễm thần kinh, rất may là chưa có bé nào phải thở máy mà chỉ có triệu chứng cao huyết áp.

Các ca trẻ bị TCM nặng nằm trong khoa Nhiễm có nhiều trẻ bị nặng độ 2, độ 3

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ Đỗ Châu Việt - trưởng khoa nhiễm cũng cho hay, hiện khoa đang điều trị 36 mắc bệnh TCM, trong đó có 6 ca độ 2B và có đến 2/3 bệnh nhi ở các tỉnh thành khác chuyển đến. Dự kiến số ca mắc tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Cũng theo dự báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh ( HCDC) cho biết bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vắc xin dự phòng. Tháng 3, 4 hàng năm là thời điểm bệnh TCM gia tăng.

Để phòng bệnh TCM, các bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; ăn chín uống sôi; các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập... phải thường xuyên lau sạch; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nếu phát hiện sớm trẻ có các biểu hiện như thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, co giật, nôn ói, bỏ ăn, bỏ bú, da nổi bông hoặc xanh tái, sốc... cần cách ly với các trẻ khác và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện.

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/TP-Ho-Chi-Minh-Nhieu-ca-tre-bi-tay-chan-mieng-nang-phai-nhap-cac-Benh-vien-Nhi-636491/)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Nhận định trên vừa được đưa ra tại “Hội nghị tổng kết chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tại TPHCM năm 2011 và kế hoạch triển khai hoạt động năm 2012”.
  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY