Chế độ ăn uống và vận động phù hợp sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường-Ảnh:Shutterstock |
Giám sát trọng lượng cơ thể. Bệnh tiểu đường có liên quan đến thừa cân và béophì. Người mập có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường dạng 2. Muốn giảm trọng lượng, cần xemlại chế độ ăn uống hiện tại và tìm cách hạn chế lượng calo đưa vào cơ thể.
Hơn nữa, theo các chuyêngia, ngay cả khi trọng lượng cơ thể khá ổn, bạn vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường nếu sở hữu vòng eorộng (77 cm hoặc lớn hơn đối với phụ nữ và 89 cm hoặc lớn hơn đối với nam giới).
Một vòng eo phìnhiêu cảnh báo lượng chất béo nội tạng hay còn gọi là mỡ bụng đang bị dư thừa, có thể làm tăng nguycơ đề kháng insulin của cơ thể. Vì vậy, bằng mọi cách phải giữ được thể trạng cân đối.
Để thu nhỏvòng eo, tránh tiêu thụ các loại đường và carbohydrate tinh chế, đồng thời chọn ngũ cốc nguyên hạtthay thế. Ngoài ra, bổ sung chất béo không bão hòa đơn lành mạnh như trái bơ, dầu ô liu và các axít béo omega 3 (được tìm thấy trong nhiều loại cá) vào chế độ ăn uống một cách thường xuyên.
Loại bỏ các dấu hiệu stress. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng stress mãntính có thể nâng cao nguy cơ bệnh tiểu đường. Nếu bạn liên tục mệt mỏi và lo lắng, hãy tập thóiquen hít thở sâu mỗi khi đối mặt với tình huống căng thẳng.
Hít thở sâu được chứng minh là mộttrong những cách tốt nhất giúp giảm căng thẳng và có thể thực hiện ở mọi nơi. Hoạt động hít thở sâugửi một thông điệp tới não giúp lấy lại sự bình tĩnh và thư giãn.
Để làm điều này, hãy thực hiệncác bước đơn giản sau: ngồi ở vị trí thoải mái, đặt một tay lên bụng, ngay dưới xương sườn, tay kiađể trên ngực. Hít vào thật sâu bằng mũi để đẩy không khí ra khỏi bụng, nhưng vẫn giữ nguyên bàn taytrên ngực.
Sau đó, thở ra từ từ bằng miệng như thể đang huýt sáo. Lặp lại các bước trên từ 5 đến 10lần sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tĩnh tại trong tâm hồn. Hít thở sâu có thể làm chậm nhịp tim,giúp chống lại căng thẳng mãn tính và bệnh tiểu đường.
Siêng vận động. Lười vận động không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì hoặc bệnh timmạch mà còn là nguyên nhân lớn làm phát triển bệnh tiểu đường. Khi vận động, các tế bào nhạy cảmhơn với insulin và có thể xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Khi cơ thể không hoạt động, cáctế bào có nhiều khả năng trở nên kháng insulin (có nghĩa là cản trở insulin vào các tế bào). Điềunày làm lượng đường trong máu tăng lên. Để ngăn chặn cơ chế này, hãy tập thói quen hoạt động thểchất tối thiểu 30 phút mỗi ngày.