Trễ kinh (hay chậm kinh) là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh nhưng chưa có kinh nguyệt thì gọi là trễ kinh, trong khi đó nếu lỡ mất ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được gọi là vô kinh.
Trễ kinh có thể là dấu hiệu của việc có thai hoặc do chu kỳ kinh nguyệt không đều. nếu tình trạng chậm kinh nhưng không có thai xảy ra ít thì bạn không cần quá lo lắng. ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết tố. vậy trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do đâu?
tâm trạng không tốt, thường xuyên bị căng thẳng có thể gây ra tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. (ảnh minh họa)
Tâm trạng không tốt, chịu áp lực lâu ngày, hay căng thẳng, lo âu,... sẽ dẫn đến việc ăn ngủ không đúng giờ hay thức khuya, từ đó nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi theo, gây ra hiện tượng trễ kinh. để cải thiện tình trạng chậm kinh trong trường hợp này, chị em nên gạt bỏ được tâm lý lo âu, điều chỉnh lại đồng hồ sinh học.
Tăng giảm cân đột ngột dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố. điều này có thể khiến chị em bị trễ kinh nhưng vấn đề này sẽ được cải thiện theo thời gian.
Luyện tập quá sức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, đặc biệt là đối với những người gầy. tập luyện quá sức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm ảnh hưởng tới nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt.
Hầu hết những người đang cho con bú đều không có kinh nguyệt. do trong khoảng thời gian này, hormone prolactin có trong sữa mẹ sẽ làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen, từ đó làm chậm chu kỳ kinh. thông thường, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh lần đầu tiên sau 6 tuần sau sinh và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ tháng thứ 5, thứ 6.
Tuyến giáp sản xuất các hormone để kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. khi tuyến giáp gặp vấn đề chẳng hạn như suy giáp, cường giáp, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng thay đổi theo, từ đó làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt. một số dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề bao gồm: cảm thấy mệt mỏi trong thời gian dài, rụng tóc, tăng giảm cân không rõ nguyên do, luôn cảm thấy lạnh hoặc nóng.
Nế trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, có thể bạn đang mắc phải hội chứng pcos. theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang và căn bệnh này là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Khi mắc phải căn bệnh này, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, mỗi chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày. Lượng máu kinh có rất ít hoặc rất nhiều hay có kinh một cách bất ngờ.
Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chán ăn, có thể gây ra hiện tượng chậm kinh. Điều này xảy ra khi lượng chất béo trong cơ thể quá thấp làm cản trở sự rụng trứng.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động của buồng trứng suy giảm khiến nồng độ hormone nữ giảm xuống, gây rối loạn kinh nguyệt.
Chậm kinh nhưng không có thai có thể là do sử dụng Thu*c kháng sinh trong thời gian dài hay Thu*c Tr*nh th*i khẩn cấp, Thu*c Tr*nh th*i hàng ngày. để cải thiện tình trạng này, chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ để ngừng sử dụng Thu*c.
Tuy nhiên, không phải cứ bị trễ kinh nhưng thử que không có thai tức là bạn đang mắc bệnh lý nào đó hay do rối loạn nội tiết tố mà rất có thể là do bạn đang mang thai. điều này là do bạn kiểm tra quá sớm nên que thử thai chỉ hiện lên một vạch.
Nguyên nhân là do sau khi thụ tinh từ 7-12 ngày, trứng sẽ bám vào bên trong thành tử cung để tiến hành cấy ghép. trong khoảng thời gian này, hormone mang thai hcg bắt đầu sản xuất và nồng độ sẽ từ từ tăng lên. vì vậy, nếu thử thai quá sớm thì có thể hiện tượng cấy thai chưa xảy ra hoặc nồng độ hcg quá thấp khiến que thử thai chỉ hiện 1 vạch.
Chủ đề liên quan:
ba bau chậm kinh chuan bi mang thai dấu hiệu dấu hiệu mang thai không có kien thuc mang thai mang thai nguyên nhân thu thai trễ kinh Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai