Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TS.BS Nguyễn Kiên Cường: Khắc phục tổn thất sức khỏe vì Covid-19 thế nào?

Bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 nặng có thể sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định về tình trạng sức khỏe tâm thần sau khi khỏi bệnh.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của TS.BS Nguyễn Kiên Cường, giải đáp những thắc mắc dành cho những bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19.

Đây là thông tin quan trọng đối với nhiều người không may mắc bệnh, chúng tôi xin đăng lại bài viết này để quý vị tiện theo dõi.

Người hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 sẽ bị ảnh hưởng gì tới sức khoẻ sau này?

Nguyễn Kiên Cường: "SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là một tác nhân truyền nhiễm mới, mới xuất hiện từ cuối tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Bởi vậy, sự hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh này còn rất hạn chế.

Ngoài việc tập trung đối phó với dịch bệnh lan tràn, điều trị bệnh tích cực thì việc chăm sóc những bệnh nhân sống sót, hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 là một vấn đề cần được lưu tâm, đặc biệt là với những bệnh nhân nặng.

Trên thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều nhu cầu thông tin về việc chăm sóc người bệnh COVID-19 kể cả trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, cũng như giai đoạn điều trị tại viện và chăm sóc dài hạn cho những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã may mắn bình phục.

- Với những bệnh nhân nhẹ, hầu như các bệnh nhân sau điều trị được bình phục sức khỏe mà không có vấn đề gì lớn với tình trạng sức khỏe của họ. Hầu hết những trường hợp có triệu chứng nhẹ sẽ hồi phục trong vòng một tuần đến 14 ngày, tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, chẳng hạn như cúm.

- Với các trường hợp nhiễm COVID-19 ở mức độ trung bình, người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, ho kéo dài nhiều tuần sau khi các triệu chứng chính biến mất.

- Tuy nhiên, với các bệnh nhân nặng thì người bệnh sẽ tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, khó thở và giảm khả năng chịu đựng của cơ thể.

Với các trường hợp nặng, nếu như vượt qua và sống sót được sau khi bị vi rút tấn công cơ thể, thì khả năng hồi phục sẽ lâu hơn, cơ quan chịu ảnh hưởng chủ yếu là phổi, và có thể dẫn tới ảnh hưởng đến chức năng hô hấp do phổi bị tổn thương. Nếu tổn thương phổi do COVID-19 càng lớn, thì ảnh hưởng đến hô hấp càng nhiều.

Với các bệnh nhân nặng, sau khi khỏi bệnh, ra viện bệnh nhân tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, khó thở có thể kéo dài tới vài tháng. Ngoài ra, có bằng chứng đang nổi lên rằng một số người có xu hướng phát triển bệnh cơ tim vài tuần sau khi hồi phục do nhiễm COVID-19.

Cần chăm sóc sức khỏe rất kĩ sau khi nhiễm COVID-19 và được điều trị khỏi bệnh

Bởi vì bệnh dịch COVID-19 chỉ mới xuất hiện từ cuối tháng 12/2019, nên còn rất ít thông tin nghiên cứu công bố về việc chăm sóc người bệnh.

Xem xét từ sự phục hồi của các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV năm 2003 cho thấy: Một năm sau khi hồi phục, 2/3 bệnh nhân có bằng chứng về tác động tới sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng sau chấn thương.

Từ điều này, chúng ta có cơ sở để ngoại suy rằng bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 nặng có thể sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định về tình trạng sức khỏe tâm thần, do đó nên được tích cực khuyên nên tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nên áp dụng các bài tập để tăng cường chức năng thông khí phổi cho các bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi phục hồi, có thể tập thổi bóng và các bài tập thể để cải thiện chức năng hô hấp.

Ngoài ra cần hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn phục hồi, nên sử dụng thực phẩm giàu protein và bổ sung các loại trái cây và rau quả mỗi ngày, và đồng thời khuyến khích cai Thu*c lá.

Định kỳ khám kiểm tra sức khỏe sau khi ra viện để đánh giá tình trạng sức khỏe và dự phòng điều trị bệnh tật phát sinh".

TS.BS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học Dự phòng Quân đội

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/tsbs-nguyen-kien-cuong-khac-phuc-ton-that-suc-khoe-vi-covid-19-the-nao-20200502065659201.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY