Tài trợ
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn. Cùng với đó rà soát lại tất cả các hướng dẫn, hoàn thiện để có hướng dẫn sao cho chính xác nhất, đơn giản nhất, dễ hiệu nhất để người dân hiểu về dịch bệnh, hiểu việc nào cần làm, không được làm trong phòng chống dịch. Để người dân từ mọi tình huống như ở nhà, ra chỗ công cộng, chỗ đông người, đến siêu thị, nhà hàng, đi làm công sở, nhà máy... đều hiểu mình phải làm gì và không được làm gì. Phải dùng tất cả mọi biện pháp, từ công nghệ thông tin, áp phích, tờ rơi để sao cho tất cả mọi người dân đều biết.
“Chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên như vậy cũng chưa đủ mà cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam. Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu. Ông đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10/3 thực hiện khai báo sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.
Ban chỉ đạo đã thảo luận, thống nhất kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cho tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước trong liên minh Châu Âu (EU) và Anh. Với các nước ngoài EU, những nước có trên 500 người bị nhiễm, hoặc những nước dưới 500 nhưng trong ngày tăng nhanh trên 50 nhiễm thì Việt Nam tạm dừng. Đồng thời đề nghị từ chối cấp visa cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng hay yếu tố dịch tễ theo quy định thì từ chối cấp thị thực nhập cảnh.
Chủ đề liên quan:
covdi 19 khai báo khai báo sức khỏe toàn dân người dân phó thủ tướng vũ đức đam sức khoẻ sức khoẻ người dân thực hiện