70% cơ thể bạn là nước, vì thế nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên việc uống nhiều nước gây hại sức khỏe nếu bạn không uống đúng cách, bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé.
1. Thừa nước gây hại thế nào?
Làm sưng các tế bào: Trong cơ thể bạn có chứa các ion natri, kali tự do hoạt động như chất điện giải giúp cho việc cân bằng chất lỏng giữa tế bào và máu. Khi lượng nước tăng quá mức sẽ khiến nồng độ chất điện giải giảm đi, đồng thời nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Vì vậy sẽ làm cho tế bào sưng lên, thậm chí có thể dẫn đến sưng não rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Uống quá nhiều nước làm sưng các tế bào |
Hạ kali máu: Khi lượng nước trong cơ thể bị thừa, cơ thể sẽ phải giải phóng nước thông qua mồ hôi và nước tiểu từ đó mức kali trong cơ thể sẽ bị giảm xuống. Nếu kéo dài tình trạng này có thể gây hạ kali với triệu chứng như: hạ huyết áp, nôn mửa, tê liệt, buồn nôn và tiêu chảy.
Chuột rút: Việc tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm cho lượng chất điện giải của cơ thể giảm xuống, sự mất cân bằng chất lỏng dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp từ đó làm co thắt cơ và hiện tượng chuột rút.
Hại tim: Lượng máu về tim tăng lên nếu bạn uống quá nhiều nước có thể gây căng thẳng quá mức lên tim và trong một số trường hợp cũng có thể dẫn tới động kinh.
Ảnh hưởng thận: Nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên vì thận là cơ quan có chức năng lọc nước. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận như suy thận, yếu thận, sỏi thận...
2. Dấu hiệu nào báo hiệu cơ thể đang thừa nước?
Nhức đầu cả ngày: Khi bạn uống quá nhiều nước dẫn tới tình trạng các tế bào có thể bị sưng lên, trong đó có tế bào não. Việc tăng tăng kích thước này sẽ chèn ép trong hộp sọ, chính áp lực này gây ra cơn nhức đầu thường xuyên.
Nếu bạn luôn cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi thì có thể bạn đang bị dư thừa nước trong cơ thể |
Luôn cảm thấy mệt mỏi: Việc bạn uống thừa nước sẽ khiến thận phải làm việc quá tải, từ đó gây rối loạn hormone nên dễ khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
Đi tiểu quá nhiều: Số lần đi tiếu sẽ tăng hơn rất nhiều so với bình thường, vì khi cơ thể thừa nước thì cơ thể cần phải giải phóng nước ra ngoài. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì có thể bạn đã uống nhiều nước hơn mức cần thiết.
Nước tiểu quá trong: Dấu hiệu bạn đang tiêu thụ lượng nước quá mức, đó là nước tiểu trong vắt như nước lọc. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt và trong thì có nghĩa là lượng nước bạn uống vào vừa đủ cho cơ thể.
3. Bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng nước này còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, môi trường sống hàng ngày, chế độ dinh dưỡng cũng như tính chất công việc hàng ngày...
Tùy vào thể trạng mỗi người mà cân đối lượng nước cần thiết cho phù hợp |
Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cơ thể bạn sẽ cần nhiều lượng nước hơn. Hoặc là vào mùa hè thì sẽ cần uống nhiều hơn mùa đông. Ngược lại, nếu hàng ngày bạn là người tiêu thụ nhiều rau, trái cây thì cũng có thể giảm uống nước lại bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe chính cơ thể mình. Bởi vì mọi triệu chứng thiếu hoặc thừa nước cũng sẽ được cơ thể phản ánh rất rõ ràng. Lời khuyên cho bạn là hãy uống đủ lượng nước cơ thể cần để lúc nào cũng khỏe khoắn.
Với những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn đã biết được tại sao uống nhiều nước gây hại sức khỏe từ đó có thể điều chỉnh lượng nước hàng ngày cung cấp vào cơ thể mình. Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: