Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa?

Chàm sữa là đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều.

Đặc trưng của chàm sữa và phân loại

Trẻ sơ sinh rất hay bị chàm sữa. Nguồn ảnh: Internet

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng - 2 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, với đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.

Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 - 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý "ngứa - gãi" làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Phân loại chàm sữa

Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.

Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm

Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các yếu tố sau được xem là nguy cơ khởi phát bệnh và có thể khiến bệnh nặng hơn:

Di truyền, cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết, ...

Cơ địa dị ứng

Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói Thu*c lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa...

Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa.

Dị ứng thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi.

Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, thường xuyên tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da.

Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/vi-sao-tre-so-sinh-hay-bi-cham-sua-60652.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/vi-sao-tre-so-sinh-hay-bi-cham-sua/20211226090833939)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Nổi đầy mụn nước, ngứa trên da đầu, trên mặt… là biểu hiện của nhiều người sau khi nhuộm tóc. Vào viện khám mới biết bị dị ứng Thuốc nhuộm tóc, nên phải cạo trọc tóc để điều trị.
  • Rất nhiều người cho rằng cần chọc thủng các nốt phỏng thì vết bỏng mới nhanh khỏi nhưng thực chất, để an toàn cho sức khỏe, bạn phải làm ngược lại.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY