Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm họng khi mang thai: Các mẹ cần biết rõ những điều này

Viêm họng khi mang thai là tình trạng vùng hầu họng (phía sau cổ họng) bị sưng, viêm, đỏ, gây khó chịu, đau mỗi khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng...

viêm họng là tình trạng vùng hầu họng (phía sau cổ họng) bị sưng, viêm, đỏ, gây khó chịu, đau mỗi khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng, thậm chí chỉ cần gắng thở cũng cảm thấy đau. đây là căn bệnh đường hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng, phụ nữ đang mang thai không phải là ngoại lệ.

I. Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai bị viêm họng là do một số nguyên nhân sau:

Trào ngược axit dạ dày

Sự biến đổi về hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm hơn bình thường, tăng nguy cơ cơ bị trào ngược dạ dày (gerd). khi axit dư thừa bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, thậm chí là lên họng, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị dạ dày, viêm họng.

Nếu thủ phạm gây viêm họng khi mang thai là do axit dạ dày trào ngược, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chỉ định Thu*c kháng axit như tums để giảm đau tức thì hoặc các dược phẩm điều trị khác phù hợp.

Chất kích thích môi trường, chất ô nhiễm & hóa chất

Cổ họng có thể bị sưng, viêm nếu như phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng ở môi trường xung quanh như: phấn hóa, khói, bụi, hóa chất độc hại…

Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh đường hô hấp phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như bụi, phấn hoa, lông da động vật, bào tử nấm mốc… Triệu chứng thường gặp của người bị hen suyễn đó là khó thở. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hen suyễn gây kích ứng cổ họng, viêm họng.

Nhiễm virus

70% trường hợp bị viêm họng khi mang thai là do nhiễm virus. các loại virus có thể gây viêm họng phổ biến là virus cảm cúm, cảm lạnh. khi bị nhiễm trùng, phụ nữ mang thai có thể gặp phải triệu chứng như: hắt hơi, sốt cao, ho, sổ mũi… viêm họng do nhiễm virus có thể tự khỏi sau 4-7 ngày. Thu*c kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với những trường hợp nhiễm virus.

Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

Bên cạnh nguyên nhân nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm họng. loại vi khuẩn gây viêm họng phổ biến là streptococcus pyogenes hoặc streptococcus nhóm a. đây là loại vi khuẩn rất dễ lây qua đường hô hấp nếu như bạn hít phải luồng hơi, chất dịch có trong nước bọt của người bệnh. ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan nếu chia sẻ đồ ăn thức uống với người khác, chạm vào tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng…

Căng cơ họng

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nói nhiều hoặc thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi thì đây có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm họng.

II. Triệu chứng viêm họng khi mang thai

Một số triệu chứng gây viêm họng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai đó là:

    Đau rát cổ họng

Không phải phụ nữ mang thai bị viêm họng nào cũng xuất hiện tất cả những biểu hiện được liệt kê bên trên. riêng đối với trường hợp bị viêm họng do liên cầu khuẩn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như buồn nôn, khó thở, đau bụng…

Bị viêm họng khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Viêm họng là căn bệnh đường hô hấp thông thường, nó chỉ gây cảm giác khó chịu trong một vài ngày chứ không nguy hiểm cho cả mẹ lẫn sức khỏe của thai nhi.

Khi nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Hầu hết những trường hợp bị viêm họng khi đang mang thai có thể được khắc phục bằng các biện pháp tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia:

    Cổ họng bị đau trong hơn 2 ngày liên tiếp (thường thì đau họng khi mang thai chỉ kéo dài một hoặc hai ngày rồi biến mất).

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, rất có thể bạn bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn. điều này có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi, do đó bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia càng sớm càng tốt.

III. Điều trị viêm họng khi mang thai

Viêm họng khi mang thai có thể tự khỏi mà không cần dùng đến Thu*c. tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp điều trị để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu.

Dùng Thu*c điều trị

Tôi nên dùng Thu*c gì để điều trị viêm họng khi đang mang thai?

Phụ nữ đang mang thai có thể dùng một số loại Thu*c điều trị viêm họng, miễn là dùng đúng loại và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia.

Nếu bị đau họng do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê một số loại Thu*c kháng sinh. tuy nhiên, cần đặc biệt thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị viêm họng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai. ngừng Thu*c kháng sinh quá sớm hoặc không tuân thủ lịch trình cần thiết sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát, bệnh trở lại mạnh hơn nhiều so với lần đầu tiên. không dùng kháng sinh cho đối tượng bị viêm họng do nhiễm virus.

Bạn cũng có thể được dùng Thu*c ho, Thu*c xịt họng hoặc si-rô ho để giảm viêm, đau rát cổ họng.

Một số loại Thu*c Acetaminophen (hoạt chất chính trong Tylenol) có thể giúp giảm đau, hạ sốt an toàn cho đối tượng phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dùng đúng liều lượng. Quá liều Thu*c trên có thể gây tổn hại cho gan.

Nếu bạn bị đau họng vì trào ngược axit, bác sĩ có thể chỉ định toa Thu*c kháng axit. Những loại Thu*c có chứa canxi cacbonat sẽ tốt hơn natri bicarbonate.

Không dùng Thu*c không kê đơn để điều trị đau họng khi mang thai. phụ nữ mang thai phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại Thu*c trị bệnh nào.

Tôi nên tránh dùng Thu*c nào khi mang thai?

Một số loại Thu*c bạn cần tránh dùng điều trị bệnh viêm họng khi mang thai là:

    Aspirin

Áp dụng biện pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên là giảm triệu chứng khó chịu do bệnh và an toàn hơn so với cách điều trị bằng Thu*c tây. Các chuyên gia khuyên phụ nữ đang mang thai, nhất là người trong ba tháng đầu của thai kỳ cần hạn chế dùng Thu*c vì đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển thai nhi. 

Một số biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tự nhiên là:

đo nhiệt độ cơ thể: thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể để chắc chắn bạn không bị sốt vì sốt khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

nghỉ ngơi: khi mang thai, hệ thống miễn dịch bị suy yếu hơn bình thường, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chống lại vi khuẩn và virus. để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, bạn cần chú trọng nghỉ ngơi.

Súc miệng bằng nước muối: Thực hiện 3 lần mỗi ngày giúp sát trùng và làm dịu cơn đau, nóng rát ở niêm mạc họng. Để súc miệng, thêm ½ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều cho đến khi hòa tan. Nhấp một ngụm, nghiêng đầu ra sau và súc miệng để hỗn hợp chạm càng xa cổ họng càng tốt. Súc miệng khoảng một phút, sau đó nhổ nước muối.

Bạn cũng có thể thử súc miệng với một ít giấm táo hòa với nước. Do đặc tính kháng khuẩn, giấm táo có thể tiêu diệt bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong cổ họng. Một số người thấy rằng thêm một ít bột nghệ tự nhiên vào nước muối cũng giúp làm dịu cổ họng vì nghệ cũng là loại thực vật rất giàu chất chống viêm.

Không hút Thu*c: Hút Thu*c lá hay hít phải khói Thu*c đều khiến cho tình trạng đau họng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không uống đồ lạnh: Đồ uống lạnh như coca, trà đá, soda, đều không tốt cho niêm mạc họng, cần đặc biệt lưu ý tránh xa.

uống trà chanh: trà chanh có thể giúp làm loãng chất nhầy khó chịu ở cổ họng, đồng thời bố sung vitamin c giúp nâng cao sức đề kháng. khi bị đau họng, phụ nữ mang thai nên pha cho mình cốc trà chanh để khắc phục triệu chứng khó chịu. một số loại trà như trà xanh, trà hoa cúc, đinh hương, lá bạc hà tươi… cũng được các chuyên gia đánh giá là tốt cho người bị bệnh viêm họng.

sử dụng Thu*c trị viêm họng hoặc Thu*c xịt họng: viên ngậm trị đau họng và Thu*c xịt họng thường an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, được dùng để giảm bớt cảm giác khó chịu. một số loại kẹo ngậm, Thu*c ngậm chứa tinh dầu bạc hà, các loại Thu*c xịt có chất khử trùng cũng có tác dụng làm tê, cải thiện bệnh.

IV. Phòng ngừa bệnh viêm họng khi đang mang thai

Nếu như đang bị viêm họng, bạn nên cố gắng áp dụng biện pháp phòng bệnh lây nhiễm sang cho những người thân xung quanh. Tương tự, nếu như trong gia đình có người bị nhiễm trùng cổ họng, cần đặc biệt thận trọng để tránh bị lây nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

    Không dùng chung vật dụng như khăn hoặc gối.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng ở phụ nữ đang mang thai. các mẹ cần lưu ý để biết cách chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh và phòng tránh lây nhiễm. hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-hong-khi-mang-thai-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY