Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

WHO đưa ra nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” để tăng cường hệ miễn dịch

Việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò rất quan trọng để duy trì thể trạng khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.

Để tăng cường hiệu quả phòng dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một số khuyến cáo mới về chế độ trong dịch COVID-19. Cụ thể, chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh sẽ giúp duy trì sức khỏe ở thể trạng tốt nhất, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.

Bổ sung thực phẩm nhiều protein

Một chế độ ăn đủ đạm có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Đạm có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa,… Thịt và cá chứa hàm lượng vitamin quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, góp phần hình thành tế bào hồng cầu mới.

Cá tươi rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt omega-3 rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Hải sản khác như cua, sò, tôm, hàu, trai... nhiều kẽm, giúp tế bào miễn dịch hoạt động bình thường.

Bổ sung thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin

Để nâng cao hệ miễn dịch bạn cần ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều Vitamin A và Caroten như: bông cải xanh, bắp cải, cà rốt,… Đây là những loại rau rất tốt cho sức khỏe, do đó WHO khuyến cáo chỉ hấp hoặc luộc sơ, tránh hầm hoặc nấu quá kỹ để không làm mất đi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C như: cam, bưởi, ổi, chuối, đu đủ, kiwi,… đều rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Đặc biệt, cũng cần thêm các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm và Selen vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: đậu, đỗ, nấm, thịt heo, thịt bò, hàu, sò… Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi.

Hạn chế muối và đường

WHO khuyến cáo nên ăn ít muối và ít đường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của ăn mặn là ảnh hưởng đến huyết áp, hoặc dẫn đến nguy cơ huyết áp cao. Người bị bệnh tim hoặc suy tim sung huyết. Một chế độ ăn có nhiều muối có thể gây ứ nước, dẫn đến khó thở. Người bị bệnh thận nạp quá nhiều muối có thể khiến thận hoạt động kém, khó thải chất thải lỏng, có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, nguyên nhân chính gây sỏi thận.

Còn chế độ ăn nhiều đường khiến cơ thể tăng cân, tăng insulin trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan. Trên thực tế, nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan, một số triệu chứng thông thường như mệt mỏi, buồn nôn và vàng da.

Bổ sung các loại rau củ, gia vị

Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày rất cần thiết để tăng sức đề kháng tự nhiên. Bởi những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể ăn 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm hàng ngày.

Theo Huyền Trần/Gia Đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/who-dua-ra-nguyen-tac-dinh-duong-vang-de-tang-cuong-he-mien-dich-356425)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY