Theo thông tin từ BVĐK trung tâm Tiền Giang, các bác sĩ vừa tiếp nhận và điều trị cho cho một bệnh nhi 5 tuổi được chuyển từ tuyến dưới lên vì đa chấn thương do chó cắn. Bệnh nhi là B.T.T.T ngụ tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Bé T nhập nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, máu chảy nhiều và nhiều vết thương, vết thương tróc da vùng đầu, rách mí mắt.
Theo lời kể của gia đình cháu bé, cháu t qua nhà hàng xóm chơi, trong lúc bất cẩn cháu bị chó bec giê nặng khoảng 17kg tấn công cắn vào vùng đầu. khi phát hiện người nhà đã lập tức đưa cháu đến bệnh viện địa phương nhưng do vết thương khá nặng nên cháu đã được chuyển lên bvđk trung tâm. tại đây, các bác sĩ đã tiến hành xử lý khâu các vết thương cho cháu. hiện sức khỏe cháu đã ổn định nhưng vẫn còn lo sợ.
Trước đó, vào ngày 6/6 khoa cấp cứu BVĐK tỉnh Sơn La tiếp nhận hai bé nhập viện, một bé trai 5 tuổi một bé gái 3 tuổi bị chó cắn. Hai cháu đưa đến viện trong tình trạng vùng mặt, đầu bị tổn thương nặng nề do chó nhà cắn nhiều nhát.
Hai cháu đã được bác sĩ xử lý bước đầu sau đó được chuyển sang Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La để tiêm phòng. 5 ngày sau mới xử lý vết thương, phẫu thuật chỉnh hình cho hai bệnh nhi.
Có thể nói, những vụ T*i n*n thương tâm do chó nhà nuôi cắn đã không còn là hiếm hoi, đã có những đứa trẻ phải mất mạng vì chó cắn như trường hợp của cháu bé 7 tuổi ở hưng yên bị cả đàn chó 10 con ‘xâu xé” đến nỗi không kịp đi bệnh viện cấp cứu, hay cháu bé 6 tuổi ở thái nguyên tháng 5 vừa rồi phải khâu đến 200 mũi với những nỗ lực không mệt mỏi của bác sĩ cũng đã không thể “giữ” cháu ở lại.
Khi trẻ bị chó tấn công ngoài nguy cơ mắc bệnh dại thì những tổn thương do chó căn gây ra cũng hết sức nguy hiểm. vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo. khi bị chó cắn, cần sơ cứu và rửa ngay vết thương bằng xà phòng hoặc nước sach trong vòng 15 phút. Sau đó, sát trùng lại bằng cồn 70% hoặc cồn i - ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết thương. Các chất sát trùng đơn giản phổ biến trong nhà có thể sử dụng như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm ngay sau khi bị cắn.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó cắn, không nặn bóp, bôi dầu, chất kích thích hoặc đắp lá vào vết thương. Người bị chó cắn phải đến ngay các điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại gần nhất để được khám, xử lý vết thương theo quy trình càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo chung những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với chó, không thả chó nếu không đeo rọ mõm.