Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xử trí cơn hen cấp ở trẻ em

Cơn hen cấp là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Làm thế nào để nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra? Phải làm gì để ngăn cơn hen không trở nên tồi tệ hơn?

Khi con bạn được chẩn đoán xác định là hen phế quản, điều quan trọng là phải ngăn ngừa cơn hen ngay từ giai đoạn đầu và thiết lập mối quan hệ mật thiết đối với bác sĩ của con. tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù quản lý tốt, đôi khi cơn hen cấp vẫn có thể xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra

Cơn hen cấp thường do kích thích, tiếp xúc với dị nguyên, do nhiễm trùng hoặc sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Những dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm: khó thở, ho, ngứa họng, đau thượng vị, giảm hoạt động, mệt mỏi, kém ăn. Triệu chứng quan trọng nhất là khó thở tăng lên và kém đáp ứng với Thu*c. Đặc biệt trong trường hợp nếu bạn đã cho trẻ dùng Thu*c giãn phế quản mà tình trạng của trẻ vẫn tiếp tục diễn tiến xấu đi.

cơn hen cấp

Phế quản bình thường.                               Phế quản co thắt.

phế quản co thắt trong cơn hen cấp.

Phải làm gì khi triệu chứng hen ngày càng tăng?

Cho bé sử dụng Thu*c giãn phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thu*c hiệu quả nhất trong điều trị cơn hen cấp là khí dung Thu*c giãn phế quản (ventolin, combivent). các Thu*c này nên được sử dụng theo chỉ dẫn, và nếu khí dung được, có thể lặp lại trong vòng 15 phút. nếu tình trạng con không cải thiện, phải đưa con đến viện ngay lập tức.

Hơn nữa bé cần phải sử dụng thêm các Thu*c khác. Đôi khi steroid dạng uống được sử dụng trong một thời gian ngắn để ngăn ngừa hen tiến triển xấu đi và nên được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ nên được cho uống nước vừa phải, thở chậm hơn và cố gắng để nghỉ ngơi. Nếu các yếu tố kích thích đang ở xung quanh trẻ, hãy loại bỏ những yếu tố đó (như khói Thu*c, mùi nước hoa, Thu*c xịt...).

Với những trẻ bị hen suyễn, đo lưu lượng đỉnh cũng như ghi nhật ký hàng ngày cần được duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để biết cần phải xử trí gì, phụ thuộc vào kết quả theo dõi lưu lượng đỉnh.

Các bước xử trí cơn hen cấp

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nói trên và vùng lưu lượng đỉnh của trẻ, bạn có thể bắt đầu điều trị sớm.

Sử dụng đúng liều Thu*c vào thời điểm bác sĩ đã cho: Nếu trong bản kế hoạch hành động hen có hướng dẫn tăng liều hoặc có thể dùng liều thứ hai trong đợt cấp, hãy làm như đơn đã cho. Cần nhớ: Hãy luôn đi khám bác sĩ nếu con bạn cần tăng liều Thu*c hơn liều quy định.

Tránh yếu tố kích thích: Hãy tránh xa các yếu tố kích thích cho con bạn nếu bạn biết đó là cái gì. Việc điều trị sẽ không đạt kết quả như mong muốn nếu bệnh nhân ở trong môi trường có nhiều yếu tố kích thích. Giữ yên tĩnh và cho trẻ thư giãn. Các thành viên trong gia đình cũng phải giữ yên tĩnh.

Nghỉ ngơi: Quan sát theo dõi trẻ, chú ý những dấu hiệu của trẻ như tư thế, ho, khò khè, khó thở. Nếu bạn có lưu lượng đỉnh, hãy đo lưu lượng đỉnh 5-10 phút sau mỗi lần dùng Thu*c để xem cải thiện của lưu lượng đỉnh.

Kiểm tra các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu. Các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu khi bị hen bao gồm:

Dấu hiệu ho, khò khè, khó thở trở nên trầm trọng hơn, thậm chí ngay cả sau khi dùng Thu*c và thời gian tác dụng của Thu*c qua đi. Hầu hết Thu*c giãn phế quản dạng hít có hiệu quả trong khoảng 5-10 phút sau mỗi lần dùng Thu*c (xem cải thiện của lưu lượng đỉnh).

Lưu lượng đỉnh giảm, hoặc không cải thiện triệu chứng sau khi điều trị Thu*c giãn phế quản, hoặc giảm dưới 50%. Hãy hỏi bác sĩ của con về chỉ số lưu lượng đỉnh này.

Khó thở ngày càng tăng. Dấu hiệu này bao gồm: Ngực và cổ co kéo hoặc rút lõm khi thở; Đầu trẻ phải chúi về phía trước để thở; Trẻ phải cố gắng hít thở; Trẻ có dấu hiệu nói khó hoặc đi khó; Trẻ phải ngừng chơi hoặc ngừng việc đang làm mà không thể bắt đầu trở lại; Môi hoặc móng tay của trẻ trở nên tím tái - nếu xảy ra dấu hiệu này, đưa con tới viện cấp cứu ngay lập tức.

cơn hen cấpNhận biết các dấu hiệu cơn hen phế quản cấp ở trẻ để xử trí sớm.

Đưa con nhập viện khi cần thiết

Đôi khi những triệu chứng của bệnh hen phế quản không kiểm soát được tại nhà, trẻ phải nhập viện khám thậm chí là cấp cứu. Cha mẹ, người chăm sóc cần chú ý những điều sau:

Luôn giữ các thông tin quan trọng cho sự tìm kiếm hỗ trợ cấp cứu.

Hãy gọi ngay cho người thân, bạn bè, hàng xóm để giúp đỡ nếu cần.

Gọi ngay lập tức đến bác sĩ, phòng khám hoặc bệnh viện để nhờ sự trợ giúp nếu cần.

Cần nhớ và nói với bác sĩ loại Thu*c trẻ đang dùng và thời điểm dùng Thu*c gần nhất.

Không được làm những điều sau đây: Không cho trẻ uống quá nhiều nước, chỉ được uống lượng nước vừa phải. Không để trẻ hít thở không khí ẩm ấm từ vòi tắm. Không được thở lại vào túi giấy vòng qua mũi. Không được tự ý cho con dùng Thu*c cảm cúm mà không hỏi bác sĩ.

TS. BS. Lê Thị Thu Hương (BV Đại học Y Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-con-hen-cap-o-tre-em-n185144.html)
Từ khóa: cơn hen cấp

Chủ đề liên quan:

cơn hen cơn hen cấp xử trí

Tin cùng nội dung

  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY