Đông Phương Minh Nguyệt - ĂN TẾT Ở AN PHÚ THÀNH (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 36 : Đông Phương Minh Nguyệt - ĂN TẾT Ở AN PHÚ THÀNH (1)

  Ngày 23 tháng chạp năm Canh Thân (tức ngày 2/2/1861), dịp lễ Tết truyền thống của người Việt chính thức bắt đầu bằng lễ đưa ông Táo về trời.

Ông Táo trong truyền thống dân gian là vị thần bếp có thần chức đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Táo Quân trong truyền thuyết của người Việt và người Hoa Hạ là khác nhau.

Thậm chí giữa người Hoa và người Hạ cũng khác nhau.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian của người Việt có từ sự tích “hai ông một bà”.

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết “tam vị nhất thể” (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo sự tích thì hai ông một bà vì mối quan hệ tay ba mà cùng chết cháy trong đống rơm.

Trọng Cao và Thị Nhi là hai vợ chồng, nhưng Trọng Cao hay nghi ngờ và chửi mắng Thị Nhi.

Có lần, sau một phen chửi mắng, Trọng Cao đã đuổi vợ ra khỏi nhà.

Thị Nhi bỏ xứ ra đi, rồi gặp được Phạm Lang, cùng kết nghĩa vợ chồng.

Sau này, Trọng Cao hối hận, đi tìm vợ.

Trên đường đi, vì hết tiền lộ phí nên phải xin ăn.

Một hôm, Trong Cao xin ăn tại nhà Phạm Lang, và gặp lại Thị Nhi trong lúc Phạm Lang đi vắng.

Sau một phen kể lể tâm tình thì bất ngờ Phạm Lang về nhà.

Thị Nhi liền bảo Trọng Cao trốn trong một đống rơm.

Phạm Lang đốt đống rơm mà không biết có người trong đó.

Trọng Cao không muốn phá vỡ hạnh phúc gia đình của Thị Nhi, nên quyết không chạy ra khỏi đám cháy.

Thị Nhi thấy vậy, hối hận vì đã bày cho Trọng Cao trốn trong đống rơm, nên cũng lao mình vào đống lửa.

Phạm Lang thấy vợ chết, đau buồn, cũng lao vào đống lửa theo.

Cả ba đều chết cháy.

Thiên Đế thấy ba người có nghĩa, nên phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người cai quản một việc.

Phạm Lang trông coi việc bếp núc, thần hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Trọng Cao trông coi việc nhà cửa, thần hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

Thị Nhi trông coi việc chợ búa, thần hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Người Việt quan niệm ba vị Táo Quân định đoạt phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo lên chầu trời, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Đó là ảnh hưởng của văn minh sông nước mà người Hoa Hạ không có.

Người Hán tự nhận mình là Hoa Hạ, là Viêm Hoàng tử tôn.

Nhưng Hoa Hạ lại là hai dân tộc khác nhau.

Hoa tộc còn gọi là Viêm tộc, là một nhánh của Thần Nông thị, khởi nguyên từ dòng Khương thủy nên còn gọi là Khương tộc, Viêm Đế cũng có họ Khương.

Người Hoa tự nhận là hậu duệ của Viêm Đế.

Hoa tộc thuộc văn minh nông nghiệp của Thần Nông thị, nên chịu ảnh hưởng của văn minh sông nước, thiện thủy tính, giỏi chèo thuyền.

Hạ tộc còn gọi là Hoàng tộc, khởi nguyên từ dòng Cơ thủy nên còn gọi là Cơ tộc, hoặc do đóng đô ở đất Hữu Hùng nên còn gọi là Hữu Hùng thị.

Người Hạ tự nhận là hậu duệ của Hoàng Đế Cơ Hiên Viên, là vị đầu tiên trong Ngũ Đế.

Cháu của Hoàng Đế là Đế Cốc Cơ Tuấn là vị thứ ba trong Ngũ Đế.

Con của Đế Cốc là Hậu Tắc Cơ Khí là tổ tiên của nhà Chu, do đó nhà Chu có họ Cơ.

Hạ tộc thuộc văn minh du mục, nên giỏi cưỡi ngựa, thiện chiến và hiếu chiến hơn Hoa tộc.

Sau khi Hoàng Đế liên minh với Viêm Đế đánh bại Lê tộc (họ gọi một cách châm biếm là Xi Vưu, theo nghĩa cổ là con giun ở trong bụng, vì có chín bộ tộc nên còn gọi là Cửu Lê, cụm từ “lê dân bách tính” có nguồn gốc từ bọn họ), lại quay sang tập kích Viêm tộc, thống nhất Hoa Hạ, trở thành tổ tiên của người Hán.

Thế nhưng, người Hoa Hạ có thông bệnh là khó rời cố thổ, thời xưa đi lại khó khăn, nên chỉ có thể đồng hóa chủ yếu bằng thông hôn.

Người Hoa tộc ở phương nam gả con gái cho người Hạ tộc ở phương bắc và ngược lại.

Do vậy, huyết thống của người Hoa Hạ ở phương nam nghiêng về Hoa tộc nhiều hơn (bên nội là Hoa tộc), cũng như huyết thống của người Hoa Hạ ở phương bắc nghiêng về Hạ tộc nhiều hơn (bên nội là Hạ tộc).

Cũng từ đó, dù đã trải qua mấy nghìn năm mà người Hoa Hạ ở phương nam và ở phương bắc vẫn khác nhau, người phương nam giỏi chèo thuyền, người phương bắc giỏi cưỡi ngựa, câu “nam thuyền bắc mã” vẫn đúng cho đến tận bây giờ.

Người Hán ở phương bắc dễ bị say sóng, nên Tào Tháo mới phải cho làm liên hoàn chiến thuyền.

Thủy sư của Trung Hoa xưa hầu như đều là người phương nam.

Vì sự khác nhau đó nên quan niệm thờ cúng và lễ tiết của người Hán ở phương bắc và phương nam cũng khác nhau.

Chẳng hạn, người Hán ở phương bắc thờ ông Văn ông Vũ là Khổng Tử và Quan Công, thì khi xuống phía nam trở thành thờ bà thờ ông là Thiên Hậu Thánh Mẫu và Quan Công (người Minh Hương ở Việt Nam cũng thờ bà Thiên Hậu và ông Quan Công).

Người Hán ở phương nam giống người Việt ở chỗ rất ưa chuộng thờ bà (gọi là đạo Mẫu).

Đối với sự tích Táo Quân, người Hán phương bắc cho rằng Táo Quân là Chúc Dung (theo Lã Thị Xuân Thu), hoặc Viêm Đế (theo Hoài Nam Tử).

Cả hai vị này đều thuộc Hoa tộc.

Do Hoa tộc bị Hạ tộc kiêm tính, nên người Hán phương bắc cho Hoàng Đế làm vị thần tối cao trên trời, rồi cho Viêm Đế hoặc Chúc Dung làm vị thần bếp, một thần chức bé tí xíu.

Lễ cúng Táo Quân của họ ngoài thịt, cá, rượu, bánh dành cho Táo Quân, còn có nước và cỏ khô dành cho ngựa của Táo Quân ăn để có sức chở Táo Quân bay lên trời.

Họ cho rằng Táo Quân cưỡi ngựa.

Đó là ảnh hưởng của văn minh du mục.

Trong khi đó, người Hán phương nam, đặc biệt là người ở vùng Giang Tây, Phúc Kiến, cho rằng Táo Quân là nữ thần, gọi là Táo Quân Lão Mẫu hoặc Táo Quân Thái Thái, thờ cúng gần tương tự người Việt.

Nói tóm lại, tục thờ cúng Táo Quân với con cá chép làm vật cưỡi là đặc trưng của người Việt do ảnh hưởng của văn minh sông nước.

Khi đến lễ đưa Táo quân về chầu trời, cũng là lúc bắt đầu dịp lễ Tết truyền thống.

Dịp Tết Tân Dậu này, Tuấn Văn triệu tập chúng thủ hạ về An Phú Thành ăn Tết.

Không chỉ bọn Nguyễn Trung Trực, Lê Đức An, Sandino Rodriguez đã chinh phục xong Đài Loan, và Nguyễn Vân Phong, Võ Đình Hiếu, Renault Lambert đã chinh phục xong Borneo, cùng trở về phục mệnh.

Ngay cả những người quản lý các sản nghiệp của Tuấn Văn ở Âu Mỹ cũng về hồi báo tình hình kinh doanh trong năm qua.

Ngoài ra, bọn ông Hương Chánh Phạm Hưng Hào, ông Hương Quản Nguyễn An, ông Cai Tuần Lê Văn Thật và ông Biện Đình Lê Đức Nghiệp cũng từ Phú Thạnh sang đây ăn Tết, đưa cả gia đình theo đến An Phú Thành định cư.

Tình hình ở Nam Kỳ đang căng thẳng bởi chiến tranh giữa liên quân Pháp – Tây Ban Nha và triều đình Đại Nam.

Ở đấy chẳng an toàn chút nào.

Dù sao thì An Phú Thành giờ đây cũng thịnh vượng hơn cả Gia Định Thành, một tòa thành vào bậc nhất nhì ở Đại Nam lúc bấy giờ.

Và địa vị của Vương quốc Pelew trên trường quốc tế cao hơn Đế quốc Đại Nam nhiều.

Sau hơn hai năm phát triển nhảy vọt, An Phú Thành đã có hơn 200.

000 dân, không thể gọi là trấn nữa.

Thành ở đây nghĩa là thành phố chứ không phải một tòa thành như kiểu thành Gia Định, thành Biên Hòa, thành Vĩnh Long, .

An Phú Thành không có xây thành tường bao quanh.

Gia Định Thành chỉ sau vài giờ là thất thủ, Thiên Tân Thành cũng thế.

Trong thời đại này, thành tường không còn ý nghĩa như thời cổ nữa.

Hơn 200.

000 cư dân của An Phú Thành, hầu hết đều là gia quyến của binh sĩ trong quân đội, hoặc công nhân trong các nhà xưởng.

Nên biết, ngay cả Gia Định là một thành thị vào bậc nhất nhì ở Đại Nam mà chỉ có 180.

000 người Việt và 10.

000 người Minh Hương.

Hiện tại, nền công nghiệp của Vương quốc Pelew tuy so với các nước Âu Mỹ chẳng đáng vào đâu, nhưng so với các nước Á Đông thì rất phát triển.

Ít ra so với Đại Nam của triều đình Huế thì vượt trội hơn rất nhiều.

Pelew cũng có thể xem là một nước công nghiệp, bởi thu nhập từ công nghiệp và thương nghiệp cao hơn nông nghiệp rất nhiều, người dân đa số cũng phục vụ trong ngành công nghiệp và thương nghiệp.

Singapore và Hương Cảng sau này tuy chỉ bé tí xíu nhưng có nền công – thương nghiệp rất phát triển.

Vương quốc Pelew tuy không có vị trí địa lý thuận lợi như Singapore và Hương Cảng, nhưng có tô giới ở Thượng Hải và được cùng Anh quốc chia sẻ độc quyền thương mại giữa Trung Hoa và Mỹ châu.

Dân cư của Vương quốc Pelew gồm khoảng một nửa là người Việt gốc Đại Nam, còn lại là người gốc Pelew bản địa, người gốc Philippine, người gốc Malaya, cùng một số ít người gốc Tây Ban Nha, gốc Pháp, gốc Anh, gốc Mỹ, gốc Đức và cả người da đen gốc Phi.

Tất cả đều nói tiếng Việt, và sống hòa thuận với nhau.

Mọi người đều trân trọng cuộc sống hiện tại, bởi nó tốt hơn hẳn cuộc sống của bọn họ trước đây, nhất là những người đến từ các thuộc địa.

Hiện tại, do cùng nói tiếng Việt, viết chữ Việt (chữ quốc ngữ), nên mọi thần dân của Vương quốc Pelew đều được gọi là người Việt (như người Việt gốc Đại Nam, người Việt gốc Tây Ban Nha, người Việt gốc Phi, .

Cũng tương tự như người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Arab, .

Ngay cả ở nước Israel sau này cũng có người Israel gốc Do Thái và người Israel gốc Arab, những người này đều nhận mình là người Israel và có đại biểu trong Quốc hội, không vì thế mà họ mất đoàn kết.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-an-tet-o-an-phu-thanh-1-96239.html