Đông Phương Minh Nguyệt - ĂN TẾT Ở AN PHÚ THÀNH (3) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 38 : Đông Phương Minh Nguyệt - ĂN TẾT Ở AN PHÚ THÀNH (3)

  Ngoài quần đảo Pelew là lãnh địa riêng của Tuấn Văn, các vùng còn lại gồm Đài Loan và tây Borneo được thiết tỉnh quận, thiết lập bộ máy chính quyền địa phương.

Đảo Đài Loan và Bành Hồ liệt đảo thiết tỉnh Đài Loan, chia thành mười quận là :

Bành Hồ, Phượng Sơn, Đài Nam (nguyên là Đài Loan huyện), Tân Nghĩa (nguyên là Chư La huyện), Đài Trung, Chương Hóa, Đạm Thủy, Nghi Lan (nguyên là Cáp Mã Lan sảnh), Hoa Liên, Đài Đông (trong đó hai quận Hoa Liên và Đài Đông ở phía đông đảo, nguyên là địa bàn của thổ dân bản địa, Thanh triều chưa thiết huyện).

Diện tích toàn tỉnh là 36.

000 kilômét vuông, dân số sau khi thanh lý những kẻ bất hợp tác đại ước hơn 80 vạn.

Phần phía tây đảo Borneo thuộc Pelew được chia thành năm tỉnh.

Tỉnh Long An gồm các quận :

Tân An, Tân Ân, Tân Ba, Tân Bảo, Tân Biên, Tân Bình, Tân Cảnh, Tân Chánh, Tân Châu, Tân Cương.

Tỉnh Long Định gồm các quận :

Tân Diên, Tân Diễn, Tân Dĩnh, Tân Doanh, Tân Duyệt, Tân Dương, Tân Điền, Tân Định, Tân Đồng, Tân Đức.

Tỉnh Long Giang gồm các quận :

Tân Gia, Tân Giao, Tân Giang, Tân Hà, Tân Hạ, Tân Hạnh, Tân Hải, Tân Hậu, Tân Hiên, Tân Hiệp.

Tỉnh Long Hương gồm các quận :

Tân Hoa, Tân Hòa, Tân Hóa, Tân Hồng, Tân Hộ, Tân Hội, Tân Hùng, Tân Hưng, Tân Hương, Tân Hữu, Tân Hựu.

Tỉnh Long Khánh gồm các quận :

Tân Khai, Tân Khải, Tân Khang, Tân Khánh, Tân Khẩu, Tân Khoa, Tân Khuê, Tân Kiên, Tân Kim, Tân Kỳ.

Mỗi tỉnh có diện tích ước hơn bảy vạn kilômét vuông.

Tổng dân số sau khi thanh lý ước khoảng 70 vạn.

Như vậy hiện tại vương quốc có sáu tỉnh, 60 quận.

Bọn Tuấn Văn cần phải chọn người quản lý các tỉnh, quận này.

Tuấn Văn vốn có trữ bị một số chuyên viên về quản lý, để quản lý các sản nghiệp của mình, nhưng giờ đây chỉ sau một thoáng mà đã phân phái hết sạch.

Xem ra cần phải khẩn trương đào tạo quan viên cho tương lai.

Việc thành lập Học viện Hành chính cần phải đưa vào lịch trình.

Đào tạo nhân tài luôn là vấn đề cấp thiết.

Còn các thành phố / thị trấn / làng không xác định ở đây, mà các Tỉnh trưởng sẽ dựa vào tình hình thực tế ở địa phương để quyết định.

Thần dân các thành phố, thị trấn và làng sẽ bầu ra các lĩnh đạo của họ dưới sự kiểm soát của Tỉnh trưởng (thành phố, thị trấn) hoặc Quận trưởng (làng).

Triều đình gồm có bốn viện :

Chính vụ viện, Quân cơ viện, Khu mật viện và Hoàng gia Pháp viện.

Chính vụ viện do Thủ tướng đứng đầu, gồm các bộ :

Dân chính bộ, Giáo dục bộ, Ngoại giao bộ, Y tế bộ, Thương vụ bộ, Công nghiệp bộ, Tài chính bộ.

Do nông nghiệp ở vương quốc địa vị không cao, nên chỉ thành lập Nông nghiệp cục, trực thuộc Dân chính bộ, ở địa phương do chính quyền địa phương quản lý.

Thể thao cũng chưa phổ biến, chỉ thành lập Thể thao cục thuộc Y tế bộ.

Lý Kim (cha của Lý Ngân, từng là Hương Cả làng Phú Thạnh) trở thành Thủ tướng kiêm Dân chính bộ trưởng, tuy năng lực không đặc biệt xuất sắc, nhưng cẩn trọng và trung thành.

Giáo dục bộ trưởng là Romero Fernández, một người gốc Tây Ban Nha (một trong chín người Tây Ban Nha theo Tuấn Văn đầu tiên), có học thức cao, thông thạo tiếng Việt.

Tuấn Văn không chọn người gốc Đại Nam làm Giáo dục bộ trưởng để có thể phát triển tây học, tránh chịu ảnh hưởng của lối học nho giáo “từ chương cú điển”.

Ảnh hưởng của lối học cũ chỉ còn tồn tại trong môn Đạo đức của chương trình giáo dục tại Vương quốc Pelew.

Ngoại giao bộ trưởng là Phạm Hưng Hào (từng là Hương Chánh làng Phú Thạnh), có thêm một người Đức là Joseph Wagner làm Thứ trưởng phụ tá.

Y tế bộ trưởng do linh mục kiêm sinh vật học gia Charles Thompson đảm nhiệm.

Thương vụ bộ trưởng là Johann Navarro (người gốc Tây Ban Nha).

Công nghiệp bộ trưởng là Nguyễn An (từng làm Hương Quản ở làng Phú Thạnh).

Tài chính bộ trưởng là Lê Đức Nghiệp (từng làm Biện Đình ở làng Phú Thạnh).

Quân cơ viện do Tuấn Văn trực tiếp quản lý, gồm các bộ :

Lục quân bộ, Hải quân bộ, Tham mưu bộ, Hậu cần bộ, Tuyên truyền bộ.

Lục quân bộ trưởng là Lý Ngân.

Hải quân bộ trưởng là Nguyễn Vân Phong.

Tham mưu bộ trưởng là Heinz Angermeier (một người gốc Đức).

Hai bộ còn lại chỉ tạm đặt Thứ trưởng, khuyết Bộ trưởng.

Khu mật viện do Tuấn Văn trực tiếp quản lý, gồm các bộ :

Điều tra bộ, Kiểm sát bộ và Khoa học bộ.

Điều tra bộ trưởng là Trương Kiệt.

Kiểm sát bộ trưởng là Lê Văn Thật (từng là Cai Tuần ở làng Phú Thạnh).

Khoa học bộ trưởng là linh mục kiêm hóa học gia John Smith.

Hoàng gia Pháp viện chịu trách nhiệm trực tiếp với Tuấn Văn, bổ nhiệm bảy thẩm phán, gồm ba người gốc Đại Nam, một người gốc Tây Ban Nha, một người gốc thổ dân Pelew, một người gốc thổ dân Malaya và một người da đen gốc Phi.

Đào tạo nhân tài cũng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Giáo dục bộ được giao thành lập Đại học Hoàng gia, Học viện Hành chính Hoàng gia; các trường Cao đẳng, Trung học và Tiểu học ở các tỉnh; các trường Sơ cấp ở khắp mọi nơi (để xóa mù chữ miễn phí cho thần dân), với nhiệm vụ phổ cập tiếng Việt.

Lục quân bộ phụ trách thành lập Học viện Lục quân.

Hải quân bộ phụ trách thành lập Học viện Hải quân.

Khoa học bộ được giao tổ chức lại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu; thành lập Viện Hóa học Hoàng gia, Viện Sinh học Hoàng gia, Viện Vật lý Hoàng gia, Viện Kế hoạch Hoàng gia; xúc tiến thành lập Viện Hàn lâm Hoàng gia.

Về tước hiệu quý tộc, triều đình sẽ có Vương tử (Prince), Công tước (Duke), Hầu tước (Marquis), Bá tước (Count), Tử tước (Viscount), Nam tước (Baron).

Quý tộc có phong địa và được thế tập, đương nhiên phong địa chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không phải lãnh địa như thời trung cổ.

Phong địa của Vương tử và Công tước là một tỉnh.

Phong địa của Hầu tước và Bá tước là một quận.

Phong địa của Tử tước và Nam tước là một thành phố, thị trấn hoặc làng.

Ngoài ra còn đặt thêm chuẩn quý tộc, không có phong địa và không được thế tập, gồm :

Chuẩn nam tước (Bar), Huân tước (Lord) và Hiệp sĩ (Knight).

Các loại tước hiệu này tương tự như của Âu châu, và cũng gọi theo kiểu Âu châu, ví dụ Hầu tước xứ Tân An, chứ không gọi theo lối Á Đông là Tân An Hầu.

Bé Charles được phong làm Vương tử xứ Đài Loan.

Phong cho Thủ tướng Lý Kim làm Hầu tước xứ Tân An, Lý Ngân làm Bá tước xứ Tân Khánh, Trương Kiệt làm Bá tước xứ Tân Kỳ, Phạm Hưng Hào làm Bá tước xứ Tân Khai, Nguyễn Vân Phong làm Bá tước xứ Tân Khẩu, Nguyễn Trung Trực làm Bá tước xứ Tân Khoa, Lê Đức An làm Bá tước xứ Tân Khang, Võ Đình Hiếu làm Bá tước xứ Tân Khải, Sandino Rodriguez làm Bá tước xứ Tân Khuê, Renault Lambert làm Bá tước xứ Tân Kiên, Fernando Martin làm Bá tước xứ Tân Kim.

Phong cho 12 người làm Tử tước, gồm John Smith và Robert Taylor (hóa học gia); Charles Thompson, David Wilson và Williams Walker (sinh vật học gia); Romero Fernández, Johann Navarro, Nguyễn An, Lê Đức Nghiệp, Lê Văn Thật và Heinz Angermeier, (bộ trưởng); Joseph Wagner (thứ trưởng).

Ngoài ra còn có 16 người được phong làm Nam tước, chủ yếu là tướng lĩnh quân đội.

Tổng cộng có 1 vị Vương tử, 1 vị Hầu tước, 10 vị Bá tước, 12 vị Tử tước và 16 vị Nam tước.

Về triều phục, Tuấn Văn không chọn kiểu truyền thống của Đại Nam, bởi nó không đẹp, cũng không chọn kiểu cung đình Âu châu, vì không thích.

Cuối cùng, Tuấn Văn đã tự chế, tự vẽ kiểu cho triều phục của triều đình, lấy ý tưởng từ những y phục trong phim kiếm hiệp hay game online thời hiện đại.

Những bộ y phục trong phim hay game đó có điểm chung là rất đẹp, hấp dẫn người xem (người chơi), nhưng lại không phải là kiểu y phục thực sự của bất kỳ một thời đại nào, một quốc gia nào.

Nó được chế tạo, cách điệu cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Và Tuấn Văn thích nó.

https:

//lh4.

googsercontent.

com/-a5EC-Gf9sV4/TxC-y6xUviI/AAAAAAAAAjY/aR3wXJYXy1Y/w402/a-8.

jpg Về quốc kỳ, trước đây là nền vàng với một ngôi sao xanh ở giữa (đại biểu cho lĩnh địa của Quốc vương, tức quần đảo Pelew), nay có thêm bảy ngôi sao đỏ nhỏ bao quanh (đại biểu cho bảy tỉnh, sau này cứ thêm một tỉnh sẽ thêm một ngôi sao nhỏ).

Chọn nền vàng vì truyền thống.

Quốc kỳ của Đại Nam là nền vàng với mặt trời đỏ ở giữa (vòng tròn đỏ).

Quốc kỳ của Đại Thanh là nền vàng với một con rồng xanh ở giữa (hoàng long kỳ).

Hết Tết, khi mọi người quay trở về cương vị, thì Tuấn Văn lại chuẩn bị kế hoạch mở rộng địa bàn.

Trước mắt, Tuấn Văn định chiếm hết những hòn đảo ở Thái Bình Dương chưa bị các cường quốc Âu châu chiếm lấy.

Đối với những hòn đảo nhỏ, ít dân hoặc không có dân thì một chiến hạm được phái đến đấy, đặt một tấm bia đá khẳng định chủ quyền trên đó, thổ dân bản địa (nếu có) chỉ được yêu cầu mỗi năm cống nạp một lượng cống phẩm tượng trưng, chủ yếu là các đặc sản bản địa, để được bảo hộ.

Như vậy, lối sinh hoạt truyền thống của bọn họ sẽ không bị can thiệp.

Nếu không, các vị trí khổ công ở những hầm mỏ tại Borneo đang chờ bọn họ.

Ngoài ra, một vị trí mà Tuấn Văn nhắm đến là Vương quốc Hawai’i ở giữa Thái Bình Dương.

Đây là một vương quốc nhỏ, thường xuyên bị các cường quốc Âu Mỹ nhắm đến.

Có không ít người Mỹ đến đây buôn bán hoặc đầu tư các đồn điền trồng mía, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất đường trên đảo.

Mỹ quốc cũng rất quan tâm đến nơi này, nên nhân lúc Mỹ quốc đang diễn ra nội chiến, can thiệp vào đó sẽ thuận lợi hơn cả.

 

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-an-tet-o-an-phu-thanh-3-96243.html