Đông Phương Minh Nguyệt - ANDAMAN HẢI CHIẾN (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 62 : Đông Phương Minh Nguyệt - ANDAMAN HẢI CHIẾN (1)

  Lại nói, sau khi pháo thủ đã sẵn sàng, các khẩu pháo đều hướng về phía mục tiêu, pháo đạn đều đã lên nòng, Lý Quyền liền phất tay ra lệnh :

- Pháo kích.

Lập tức, hai phát pháo đạn bắn về phía một chiếc Hộ vệ hạm treo cờ tam sắc.

“Phú Lạc hạm” pháo kích nằm ngoài dự liệu của Liên hợp Hạm đội.

Các Tướng lĩnh, Đô đốc Hải quân Pháp và Tây Ban Nha đều giật mình, nhưng cũng không để tâm lắm, vì đối phương chỉ là một chiếc tiểu hạm, và bắn ra có hai phát pháo đạn, đối với Liên hợp Hạm đội chẳng có mấy uy hiếp.

Chỉ có hai chiếc Hộ vệ hạm được phái đi truy đuổi.

Lý Quyền sau khi bắn hai phát pháo đạn thị oai, liền lập tức cho chiến hạm chạy dạt ra xa.

Đến khi thấy đối phương phái hai chiếc Hộ vệ hạm truy đuổi, gã liền cho chiến hạm tăng tốc, chạy về hồi báo tình hình.

Hai chiếc Hộ vệ hạm treo cờ tam sắc thấy vậy, cũng không lui về mà tiếp tục đuổi sát theo sau.

Lý Quyền sau khi chạy được một lúc, chợt nghĩ ra một kế, cho chiến hạm giảm tốc, chờ đối phương đuổi theo.

Song phương kẻ chạy người đuổi, chẳng mấy chốc là đã lui ra xa hơn mười hải lý.

Khi thấy đã cách xa đại hạm đội của đối phương, Lý Quyền cho chiến hạm chuyển hướng, chạy về mé trái, di chuyển song song với chiến hạm đối phương, rồi dùng pháo đạn Dynamite bắn liền mấy phát vào chiếc Hộ vệ hạm gần nhất.

Vì di chuyển với tốc độ cao nên pháo kích không chính xác lắm, nhưng ít ra mười phát cũng có hai, ba phát trúng đích.

Chiếc Hộ vệ hạm kia nhanh chóng bị bắn chìm.

Đối phương cũng có bắn pháo đáp trả, nhưng vì “Phú Lạc hạm” quá nhỏ, lại di chuyển nhanh, nên càng không chính xác, chỉ có một phát pháo đạn bắn trúng mạn trái, làm hỏng hết một khẩu pháo và hai thủy thủ bị thương.

Sau khi diệt được một chiếc Hộ vệ hạm, Lý Quyền lại cho tập trung hỏa lực vào chiếc còn lại.

Đối phương anh dũng chống trả được một lúc thì cũng chịu chung số phận với đồng bạn.

Như vậy, chỉ với một chiếc tiểu hạm có tải trọng 200 tấn, Lý Quyền đã chỉ huy thuộc hạ tiêu diệt được hai chiếc Hộ vệ hạm có tải trọng hơn 1.

000 tấn.

Đó là chiến thuật du kích, vừa đánh vừa chạy, vừa chạy vừa đánh rất hiệu quả, với điều kiện là tốc độ phải nhanh thì mới mong chạy thoát.

Nếu như “Phú Lạc hạm” có tốc độ tương đương với hai chiếc Hộ vệ hạm kia thì kế hoạch này khó thể thành công.

Chiến đấu kết thúc, “Phú Lạc hạm” thăng buồm, tăng áp nồi hơi, tăng tốc chạy nhanh về cứ địa.

Đó là một vịnh nước sâu nằm ở một nơi hẻo lánh trên bán đảo Malaya, cách cửa phía bắc của eo biển Malacca không xa.

Thống đốc Singapore đã cho Hải quân Đại Việt mượn nơi này làm căn cứ tạm thời.

Hạm đội Đại Việt neo đậu ở đấy.

“Phú Lạc hạm” về đến nơi, Lý Quyền giao việc xử lý chiến hạm cho Hạm phó, rồi chạy nhanh đến bộ chỉ huy báo cáo tình hình.

Tổng chỉ huy chiến dịch, Hải quân bộ thứ trưởng, Bá tước xứ Tân Khoa, Đại tá Hải quân Nguyễn Trung Trực, khi nghe báo tin lập tức truyền lệnh toàn quân chuẩn bị chiến đấu.

Các chiến hạm thăng buồm, đốt lò hơi, chuẩn bị xuất phát.

Binh sĩ cũng chuẩn bị pháo đạn, vật tư sẵn sàng.

Trước đây, Tuấn Văn đã cho chế tạo những chiếc Ngư lôi hạm để đối phó với Hạm đội Pháp.

Ngư lôi hạm chính là những chiến hạm cùng loại với Trinh sát hạm, có tốc độ cao, nhưng thay vì trang bị đại pháo thì sẽ được trang bị những ống phóng ngư lôi.

Ngư lôi của thời này chỉ là loại nguyên thủy, đã từng được sử dụng trong chiến tranh Krym hay nội chiến Mỹ, dù đã được các khoa học gia ở Hoàng gia Khoa học Viện cải tiến, nhưng vẫn còn có nhược điểm là có độ chuẩn xác không cao, bắn mười phát trúng được một phát là tốt lắm rồi.

Đương nhiên đối với những mục tiêu lớn thì càng dễ bắn trúng.

Dùng vài chục quả ngư lôi đổi một chiến hạm cỡ lớn là rất có lời.

Dù vậy, khi nghe tin Napoleon III của Pháp phái cả những chiến hạm thuộc loại tiên tiến bậc nhất là “La Gloire”, “Invincible” và “Normandie”, với lớp thiết giáp dày đến hơn 110mm, Tuấn Văn buộc phải chỉnh sửa kế hoạch, phái một binh chủng mới tham chiến :

Không quân.

Đương nhiên thời này chưa có máy bay, Không quân chỉ sử dụng Khinh khí cầu tiến hành tác chiến, và khi chưa phát minh ra pháo phòng không thì Không quân gần như vô địch.

Hạm đội Đại Việt ở đây có năm chiếc Khu trục hạm là Mỹ Phú (3.

220 tấn), Thuận Phú (3.

220 tấn), Linh Phú (3.

220 tấn), Vĩnh Phú (3.

220 tấn), An Phú (2.

344 tấn); năm chiếc Hộ vệ hạm là Tả Ngô Vệ, Hữu Ngô Vệ, Tả Uy Vệ, Hữu Uy Vệ, Tả Ân Vệ; mười chiếc Tuần duyên hạm; sáu chiếc Trinh sát hạm và năm mươi chiếc Ngư lôi hạm.

Ngoài ra còn có hai đại đội Không quân tham chiến.

Phục vụ cho hai đại đội Không quân là hai chiếc “Hàng không mẫu hạm”, thực ra chỉ là những chiếc thương thuyền được sửa chữa lại, khoang chứa hàng hóa được gia cố, làm nơi chứa đạn dược vật tư, trên boong có những khu vực rộng rãi, dùng làm nơi cho Khinh khí cầu đáp xuống.

Do điều kiện đặc thù, biên chế của Không quân khác hẳn Lục quân và Hải quân.

Mỗi tiểu tổ gồm 3 người, đi trên một Khinh khí cầu.

Mỗi phi đội gồm ba tiểu tổ, có thêm chỉ huy tổ gồm phi đội trưởng, phi đội phó và phi hành viên, tổng cộng 12 người, đi trên bốn Khinh khí cầu.

Mỗi liên đội có ba phi đội, có thêm chỉ huy tổ gồm liên đội trưởng, liên đội phó và phi hành viên, tổng cộng 39 người, đi trên 13 Khinh khí cầu.

Mỗi đại đội có ba liên đội, có thêm chỉ huy tổ gồm đại đội trưởng, đại đội phó và phi hành viên, tổng cộng 120 người, đi trên 40 Khinh khí cầu.

Đây là những Khinh khí cầu cỡ vừa, có thể mang theo 600 kilôgam bom đạn, đáy giỏ còn được lót hai lớp gỗ với một tấm thép mỏng ở giữa, có thể chống đạn của súng bộ binh từ phía dưới bắn lên.

Hạm đội xuất phát, chia thành ba chiến đội.

Đệ nhất chiến đội gồm tất cả Khu trục hạm, và Ngư lôi hạm, cùng hai Trinh sát hạm, sẽ xuất phát trước, tham chiến trước.

Đệ nhị chiến đội gồm tất cả Hộ vệ hạm, hai Trinh sát hạm và hai “Hàng không mẫu hạm”, cùng với hai đại đội Không quân, sẽ xuất phát sau và tham chiến sau.

Đệ tam chiến đội gồm tất cả các Tuần duyên hạm và hai Trinh sát hạm, không tham chiến mà phụ trách phong tỏa eo biển Malacca, ngăn cản các thương thuyền đến gần vùng chiến sự.

Đến đầu giờ chiều, Liên hợp Hạm đội đã tiến gần đến cửa phía bắc của eo biển Malacca.

Toàn thể tướng sĩ, từ Đô đốc, Tướng quân cho đến phổ thông binh sĩ đều có tâm trạng rất nhẹ nhàng thoải mái.

Mặc dù có hai chiếc Hộ vệ hạm bị mất tích, nhưng bọn họ cho rằng chắc chỉ lạc đâu đó chưa kịp quay về.

Cả bọn đều tin rằng với lực lượng của Liên hợp Hạm đội, trừ khi gặp phải Đại Hạm đội của Anh quốc, bằng không đã là thiên hạ vô địch, đừng nói chi Hải quân Đại Việt chỉ có vài chục chiến hạm cỡ nhỏ.

Cho dù đối diện Đại Hạm đội của Anh quốc, bọn họ cũng không tin Liên hợp Hạm đội có thực lực kém hơn, chẳng qua là tố chất binh sĩ Hải quân của hai nước không bằng Hải quân Anh quốc.

Mười hai chiếc Khu trục hạm xếp thành bốn hàng, mỗi hàng ba chiếc, tiến thẳng về hướng eo biển Malacca.

Các chiến hạm nhỏ hơn thì xếp thành nhiều hàng ở phía sau.

Tất cả chậm rãi tiến tới.

Đột nhiên, quan sát binh ở trên vọng tháp của chiến hạm đi đầu chợt phát hiện ở phía trước xuất hiện địch hạm, không phải vài chiếc mà là cả một Hạm đội.

Chỉ có điều, Hạm đội đó rất đặc thù.

Không kịp suy nghĩ nhiều hơn, quan sát binh vội cầm lấy chiếc loa (dạng loa cổ xưa, không phải loa điện) lớn tiếng báo động :

- Phát hiện địch hạm ! Phát hiện địch hạm ! Hạm trưởng của chiến hạm “Invincible”, Phó Đô đốc Richard Rousseau vội cầm lấy viễn vọng kính quan sát tình hình phía trước.

Chiến hạm “Invincible” là một trong ba chiến hạm đi đầu, nên Phó Đô đốc Richard Rousseau phải phụ trách chỉ huy chiến đấu ở giai đoạn mở màn.

Lúc này, chỉ thấy phía trước có một “tiểu” Hạm đội xuất hiện.

Gọi là “tiểu” bởi so với Liên hợp Hạm đội thì nó rất nhỏ, chỉ có năm Khu trục hạm loại nhỏ và hơn năm mươi tiểu hạm, loại mà bọn họ đã thấy chiều hôm qua.

Đối phương sử dụng một lực lượng khiêm tốn như thế để chống lại Liên hợp Hạm đội, Phó Đô đốc Richard Rousseau cảm thấy đối phương thật không biết tự lượng sức.

Dù vậy, chiến đấu là thiên chức của quân nhân, gặp địch là phải chiến đấu.

Phó Đô đốc Richard Rousseau liền truyền lệnh :

- Tất cả binh sĩ lập tức vào vị trí chiến đấu.

Chuẩn bị chiến đấu.

Truyền lệnh binh lập tức thổi một hồi kèn lệnh.

Cờ hiệu trên đỉnh cột buồm cũng phất phới tung bay, truyền đi mệnh lệnh chiến đấu.

Thời bấy giờ chẳng có vô tuyến điện báo, nên Hải quân vẫn phải sử dụng hiệu lệnh kiểu nguyên thủy như tổ tiên đã từng sử dụng hàng nghìn năm trước.

Hiện tại chỉ mới có hữu tuyến điện báo, nhưng làm sao có thể nối dây giữa các chiến hạm với nhau được.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-andaman-hai-chien-1-96291.html