Đông Phương Minh Nguyệt - ANDAMAN HẢI CHIẾN (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 63 : Đông Phương Minh Nguyệt - ANDAMAN HẢI CHIẾN (2)

  Ngày mồng 6 tháng 2 năm Quý Hợi (tức ngày 23/4/1863 dương lịch), Liên hợp Hạm đội của Hải quân Pháp và Tây Ban Nha đụng độ Hạm đội Đại Việt tại biển Andaman, gần cửa vào phía bắc eo biển Malacca.

Khi phát hiện địch hạm, Phó Đô đốc Hải quân Pháp Richard Rousseau, Hạm trưởng của chiến hạm “Invincible”, đã ra lệnh chuẩn bị chiến đấu, kèn lệnh rúc lên lanh lảnh, cờ hiệu phất phới tung bay.

Chúng thủy binh nhanh nhẹn vào vị trí, thực hiện những công tác chuẩn bị chiến đấu.

Cả chiến hạm, rồi cả Hạm đội bắt đầu bước vào một bầu không khí khẩn trương và bận rộn.

Các sĩ quan chỉ huy chúng thủy binh tiến hành công tác :

lau boong tàu, sắp xếp bao cát, chuẩn bị nước cứu hỏa, sắp đặt những thùng cấp cứu y tế, chuẩn bị đạn dược, kiểm tra pháo đạn, .

tất cả đều diễn ra một cách trật tự nhịp nhàng, thật không hổ là quân nhân chuyên nghiệp.

Liên hợp Hạm đội dàn ra thành trận hình chiến đấu, Hạm đội Đại Việt cũng tiến tới, nhưng không theo trận hình gì cả.

Song phương dần dần tiến vào khoảng cách ba hải lý, khoảng cách chuẩn bị tác chiến.

Giữa lúc đang tiến tới, Hạm đội Đại Việt đột nhiên phân thành hai tập đoàn :

một tập đoàn là các Khu trục hạm bắt đầu giảm tốc; một tập đoàn là các Ngư lôi hạm lại tăng tốc tiến nhanh tới.

Phó Đô đốc Hải quân Pháp Richard Rousseau nhìn thấy mấy chục chiếc tiểu hạm xông thẳng tới đội hình của Liên hợp Hạm đội, sắc mặt lộ vẻ khinh bỉ.

Những tiểu hạm chỉ có tải trọng 200 tấn trong mắt ông ta không đáng vào đâu, ngay cả trong mắt chúng thủy binh Pháp và Tây Ban Nha cũng thế.

Tâm trạng cả bọn rất nhẹ nhàng thoải mái, định sẽ đánh xong trận này rồi vào các thành phố ở Đông Ấn Độ thuộcherlands ăn chơi một trận thỏa thích.

Chỉ sau một thoáng trầm ngâm, Phó Đô đốc Richard Rousseau liền truyền lệnh :

- Các chiến hạm chọn mục tiêu thích hợp tự do chiến đấu, hủy diệt đám hải ngư kia.

Các chiến hạm ở tốp đầu của Liên hợp Hạm đội lập tức tuyển chọn mục tiêu và tiến hành pháo kích.

Tiếp đó, những chiến hạm ở phía sau cũng lần lượt tham chiến.

Trong khi đó, các Ngư lôi hạm của Hải quân Đại Việt chạy theo hình chữ chi để tránh pháo đạn, cố gắng tiến đến gần mục tiêu hơn.

Ngư lôi thời này có độ chính xác không cao, tầm phóng cũng không xa lắm.

Khi đã tiến đến cách các chiến hạm đối phương hơn 800 mét, các Ngư lôi hạm bắt đầu phóng ngư lôi.

Mục tiêu khá gần, lại lớn đến vài chục mét, nên độ chính xác tăng lên thấy rõ.

Chỉ sau loạt phóng đầu tiên, 50 quả ngư lôi, thì đã có hơn 20 quả trúng mục tiêu, có đến 14 địch hạm bốc cháy hoặc nghiêng hẳn sang một bên, mất khả năng chiến đấu.

Đương nhiên đó chỉ là những chiến hạm cỡ nhỏ.

Còn ba chiếc Thiết giáp Khu trục hạm có lớp vỏ giáp dày đến 110 – 119mm, công kích lực của ngư lôi không có mấy hiệu quả.

Sau loạt phóng đầu tiên hiệu quả khả quan, các Ngư lôi hạm lại nhanh chóng di chuyển để tránh pháo đạn, và tìm mục tiêu phóng loạt ngư lôi thứ hai.

Các Ngư lôi hạm rất may mắn, nhờ hình dạng nhỏ, di chuyển linh hoạt, tốc độ cao, nên đến lúc này chỉ có vài chiếc bị trúng đạn, bị thương nhẹ, nhưng vẫn không chịu rút lui mà tiếp tục ở lại chiến đấu.

Các Ngư lôi hạm tung hoành trên chiến trường, vừa xuất hiện nơi này đã lại thấy xuất hiện ở chỗ khác, làm liên quân Pháp – Tây Ban Nha phải loay hoay đối phó rất chật vật.

Đây chính là “chiến thuật ruồi bu”, trong chữ nho gọi văn hoa hơn là “văn tử chiến thuật”.

Các Ngư lôi hạm như những con ruồi bé nhỏ, lúc xuất hiện nơi này, lúc xuất hiện chỗ khác, làm đối phương cứ phải xoay vòng vòng, nhức đầu chóng mặt.

Đô đốc Hải quân Pháp Léonard Victor Joseph Charner, Tổng chỉ huy Liên hợp Hạm đội, thấy cứ như vậy thật không hay, liền ra lệnh cho các chiến hạm tạm thời tập trung lại thành từng nhóm nhỏ, tập trung hỏa lực đối phó những “con ruồi” kia.

Các Ngư lôi hạm tuy linh hoạt, nhưng có nhược điểm là khả năng phòng hộ không cao, chỉ cần trúng vài phát đạn là sẽ bị tiêu diệt.

Giữa lúc song phương đang hỗn chiến, thì Đệ nhị chiến đội của Hạm đội Đại Việt đã tiến đến chiến trường.

Hai đại đội Không quân được lệnh thăng không, gia nhập chiến đấu.

Tám mươi chiếc Khinh khí cầu được các phi hành viên điều khiển, bay đến bên trên chiến trường.

Mỗi chiếc Thiết giáp Khu trục hạm bị mười chiếc Khinh khí cầu đặc thù chiếu cố.

Năm mươi chiếc Khinh khí cầu còn lại tỏa ra tìm mục tiêu trong số các Khu trục hạm và Hộ vệ hạm khác của Liên hợp Hạm đội.

Còn các chiến thuyền hoặc chiến hạm cỡ nhỏ của Liên hợp Hạm đội có hỏa lực yếu hơn, được giao lại cho các Ngư lôi hạm xử lý.

Thiết giáp Khu trục hạm quả thật lợi hại, lớp áo giáp dày đến nỗi pháo đạn và ngư lôi công kích chẳng mấy hiệu quả.

Tuy nhiên, lớp giáp đó chỉ được bọc bên ngoài mạn tàu, còn trên boong tàu vẫn bằng gỗ như các chiến hạm khác.

Đó là nhược điểm.

Tuy nhiên, trong các trận hải chiến, song phương pháo kích đều có khả năng trúng đích không cao, xác suất bắn trúng vào boong tàu lại càng thấp hơn.

Chỉ có điều, đối với các Khinh khí cầu ở trên cao thì không thành vấn đề.

Khác với các chiến hạm hoạt động trên mặt biển, Khinh khí cầu hoạt động trên không, công kích trúng mạn tàu thì rất khó, nhưng công kích lên boong tàu thì dễ hơn rất nhiều.

Các Khinh khí cầu dừng lại phía trên địch hạm, rồi các chiến sĩ Không quân ở trên đó cứ nhắm vào những vị trí trọng yếu trên địch hạm mà rải bom đạn xuống, chẳng hạn như :

cột buồm, buồng máy, kho vật tư, pháo vị, tháp chỉ huy, những nơi tụ tập đông người, .

Những quả bom đạn nặng từ 50 – 100 kilôgam công kích lớp thiết giáp dày cả tấc thì không xong, nhưng đối phó những mục tiêu bằng gỗ, hoặc con người bằng xương bằng thịt thì rất dễ dàng.

Các chiến hạm của Liên hợp Hạm đội nhanh chóng chìm trong khói lửa mịt trời.

Nhiều chiến hạm có cột buồm bị gãy, buồng máy bị hỏng, mất hẳn khả năng di chuyển, phải nằm yên bất động giữa chiến trường.

Rất nhiều thủy binh phải chui xuống trốn dưới hầm tàu, không dám ló đầu lên boong tàu.

Trong khi đó, những Khinh khí cầu sử dụng hết cơ số bom đạn, liền quay về mẫu hạm bổ sung, rồi nhanh chóng trở lại chiến trường tham chiến, gây nên thảm nạn khó quên cho tướng sĩ liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner được các cận vệ bảo hộ xuống ẩn náu dưới hầm tàu, nhìn thấy Soái hạm đã mất khả năng chiến đấu, thậm chí mất hẳn khả năng di chuyển, Ngài Đô đốc chỉ còn biết lắc đầu thở dài.

Ngài Đô đốc phải nấp dưới hầm tàu, cũng đồng nghĩa với việc liên hệ với các chiến hạm khác đã bị cách đoạn hoàn toàn.

Ngài Đô đốc cùng chúng tướng sĩ thuộc hạ chỉ còn biết cầu Thiên Chúa bảo hộ, thật ra thì chỉ mong có được một nguồn an ủi, chứ bản thân Ngài Đô đốc cũng biết hy vọng rất nhỏ nhoi.

Soái hạm “La Gloire” là loại chiến hạm tiên tiến bậc nhất thời bấy giờ mà còn gặp phải cảnh này, nói gì những chiến hạm khác.

Hơn một giờ sau, Ngài Đô đốc chợt nghe có tiếng loa gọi hàng từ trên boong tàu vọng xuống.

Thấy chiến hạm đã bị chiếm, lại không còn năng lực phản kháng, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner đành ra lệnh giương cờ trắng đầu hàng.

Trận hải chiến trên biển Andaman chỉ kéo dài gần hai giờ là đã kết thúc.

Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha sau khi tổn thất thảm trọng đã bị buộc phải đầu hàng.

Trận này, Hải quân Đại Việt tổn thất sáu Ngư lôi hạm, tử trận 84 người, bị thương 337 người.

Không quân tổn thất một Khinh khí cầu, tử trận ba người.

Liên hợp Hạm đội tổn thất năm Khu trục hạm, tám Hộ vệ hạm, 43 chiến hạm cỡ nhỏ và chiến thuyền, tử trận 1.

483 người, bị thương 4.

733 người.

Ba chiếc Thiết giáp Khu trục hạm đều bị bắt giữ.

Ngoài ra còn thu được bốn Khu trục hạm, 12 Hộ vệ hạm, 57 chiến hạm cỡ nhỏ và chiến thuyền.

Sau khi Liên hợp Hạm đội bị buộc phải đầu hàng, thì 50.

000 quân Pháp trên các vận binh thuyền cũng bị buộc phải giương cờ trắng đầu hàng.

Giữa biển cả mênh mông, xung quanh là sự uy hiếp của vô số hạm pháo, bọn họ không đầu hàng thì còn chạy đi đâu được ?

Chỉ cần vận binh thuyền bị pháo đạn bắn chìm, thì bọn họ cũng chẳng thể thoát nạn.

Thái dương sắp tàn.

Bầu trời từ ánh hồng rực rỡ chuyển dần thành màu đen tăm tối.

Trên mặt biển khắp nơi đều thấy tàn tích của những chiến hạm bị phá hủy, ván gỗ, vải buồm trôi nổi bập bềnh, nhiều nơi còn bị loan đỏ bởi máu tươi của những người tử trận.

Thủy binh trên các chiến hạm khẩn trương cứu viện những người bị rơi xuống nước, sau đó kéo đi những địch hạm bắt được.

Những chiến hạm đó sau khi tu sửa sẽ được tiếp tục sử dụng, tăng cường thực lực cho Hải quân Đại Việt.

Nguyễn Trung Trực cho kiểm kê chiến quả, rồi ra lệnh Hạm đội khởi hàng, quay về căn cứ tạm thời ở bán đảo Malacca bổ sung vật tư, rồi thẳng tiến về kinh đô An Phú dâng nạp tù binh và báo tin khải hoàn.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-andaman-hai-chien-2-96293.html