Đông Phương Minh Nguyệt - ÂU CHÂU CHẤN ĐỘNG - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 73 : Đông Phương Minh Nguyệt - ÂU CHÂU CHẤN ĐỘNG

 

- Báo mới ! Báo mới đây ! Manche đại hải chiến.

Liên hợp Hạm đội đại bại.

- Tin mới nhất đây ! Liên hợp Hạm đội tổn thất thảm trọng.

Hạm đội Đại Việt bắt giữ 9 Khu trục hạm, 14 Hộ vệ hạm và nhiều chiến hạm khác.

- Tin đặc biệt đây ! Hải quân Đại Việt bắt được hơn 10.

000 tù binh Pháp và các đồng minh.

- Tin chi tiết về trận hải chiến ở biển Manche, Đế quốc Pháp lại một lần nữa thảm bại trước Đế quốc Đại Việt.

- Bá tước Vân Phong Nguyễn xứ Tân Khẩu cảm tạ Hoàng đế Napoleon III của Pháp vì đã cống hiến cho Hải quân Đại Việt nhiều chiến hạm.

Hải quân Đại Việt sẽ tận dụng những chiến hạm đó, đến “viếng thăm” các thành thị duyên hải của Pháp.

.

Ngay từ sáng sớm, những đứa trẻ bán báo đã chạy khắp các đường phố, rao mời mua báo.

Chuyện đó diễn ra ở tất cả các thành thị của Âu châu.

Báo chí ở Âu châu phát đạt nhất thế giới, nên sau khi có tin của trận hải chiến biển Manche, các tòa báo đã nhanh chóng đăng tin lên trang nhất của báo cùng với những bình luận của bọn họ.

Không một tờ báo nào chịu bỏ qua tin tức giật gân này, kể cả những tờ báo của Pháp.

Tin tức lan ra nhanh hơn gió thoảng (quả thật tốc độ của điện báo nhanh hơn tốc độ của gió).

Chẳng bao lâu sau thì hầu như mọi người dân Âu châu đều biết tin về trận hải chiến biển Manche.

Cả Âu châu chấn động trước tin tức đó.

Trước đây không ai nghĩ rằng Đế quốc Đại Việt lại hùng mạnh đến thế.

Nhiều chuyên gia quân sự còn phân tích rằng, quân đội Đại Việt đã hùng mạnh như vậy, số phận của Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha phái đi sang Viễn Đông trước đó chắc chắn cũng chẳng khá hơn.

Trong lúc cả Âu châu xôn xao chấn động thì Pháp quốc lại chìm trong một bầu không khí u ám bi quan.

Liên hợp Hạm đội thảm bại, dẫn đến việc lĩnh hải Pháp quốc gần như không còn lực lượng phòng thủ, Hạm đội Đại Việt muốn tấn công vào nơi nào cũng được.

Sự tình không chỉ dừng lại ở đó.

Chỉ một ngày sau trận hải chiến biển Manche, thủ đô Paris lại bị công kích, mà lại công kích từ trên không, điều mà người dân Paris trước nay chưa từng nghĩ đến.

Nguyễn Vân Phong đã ra lệnh cho Không quân công kích vào các thành phố nội lục của Pháp, tập trung vào các mục tiêu giá trị.

Mà mục tiêu nào giá trị nhất nếu không phải là thủ đô Paris.

Cũng may, Không quân Đại Việt chỉ tập trung vào các mục tiêu giá trị, nên thị dân Paris thương vong không thảm trọng lắm.

Đương nhiên hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi.

Mọi người không còn dám tụ tập đông người trên đường phố, bởi đó là mục tiêu quá rõ cho bom đạn từ trên trời rơi xuống.

Ở trên cao, Không quân Đại Việt đâu phân biệt được đám đông đó là dân thường hay một đội quân, cứ thả bom xuống cho chắc ăn.

Mọi người cũng không dám đi đến các địa điểm công cộng, như :

Khải Hoàn Môn (công trình do Hoàng đế Napoleon I cho xây dựng vào năm 1806, hoàn thành vào năm 1836), Điện Invalides (nơi an táng Napoleon I, Napoleon II), Đại lộ Champs – Élysées (nơi tập trung nhiều công trình quan trọng của Paris), .

Không quân rất căm thù Napoleon III, người đã phát động chiến tranh xâm lược Đại Nam, nên nhắm vào tất cả những gì có liên quan đến gia tộc Bonaparte.

Cả những tòa nhà cao tầng, những trung tâm thương mại cũng là những nơi mà thị dân Paris không dám đến.

Không quân Đại Việt liên tục công kích, tạo ra sự tàn phá nghiêm trọng cho Paris.

Mặc dù điện Élysée chưa bị thả bom, nhưng Napoleon III cũng buộc phải di tản khỏi đó để tránh tên bay đạn lạc.

Không quân Đại Việt có tránh nơi đó, bởi đó là nơi ở của Hoàng đế, cần phải tôn trọng (thật sự là quân đội Đại Việt không có ý định chiếm đóng Pháp quốc, nếu Napoleon III chết rồi thì lấy ai ký hòa ước).

Vấn đề ở chỗ, điện Élysée nằm ngay trên Đại lộ Champs – Élysées, mục tiêu thả bom chủ yếu của Không quân Đại Việt.

Ai dám đảm bảo bom đạn từ trên cao rơi xuống không rơi lạc vào điện Élysée.

Trong những ngày sau đó, khi mà những mục tiêu giá trị ở Paris hầu như không còn, Không quân Đại Việt lại chuyển mục tiêu đến những thành phố khác, nhưng vẫn duy trì một lực lượng thường xuyên hiện diện ở Paris để duy trì áp lực đối với chính phủ Pháp.

Chiến tranh càng kéo dài, tổn thất của người Pháp càng trầm trọng.

Tâm lý phản chiến cũng theo đó phát sinh, cùng với việc bất mãn đối với sự “vô năng” của chính phủ.

Uy tín của Napoleon III sút giảm nghiêm trọng.

Thậm chí đã có lời kêu gọi hạ bệ Napoleon III, khôi phục nền Cộng hòa.

Ngày 15/5/1863 dương lịch, chỉ vài ngày sau khi Paris bị thả bom, thì có hai chiếc Khinh khí cầu cỡ lớn đáp xuống Berlin, thủ đô của Vương quốc Phổ.

Hai chiếc Khinh khí cầu đó chở phái đoàn ngoại giao của Đế quốc Đại Việt, do Ngoại giao bộ trưởng Phạm Hưng Hào dẫn đầu, đến thăm Vương quốc Phổ và xử lý cuộc chiến tranh Pháp – Việt.

Từ kinh đô An Phú đến Berlin có khoảng cách 11.

341 kilômét, tốc độ lý tưởng của Khinh khí cầu lúc này là 32 kilômét mỗi giờ (tốc độ tối đa 40 kilômét mỗi giờ), nên hành trình của Khinh khí cầu chỉ mất chưa đến nửa tháng, nhanh hơn rất nhiều so với đi bằng thuyền.

Phái đoàn ngoại giao của Đế quốc Đại Việt cũng mang đến Âu châu tin thảm bại của Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha tại biển Andaman, cùng với việc các thuộc địa của Pháp và Tây Ban Nha ở Á Đông đều mất vào tay Đế quốc Đại Việt.

Cộng số tù binh ở kinh đô An Phú với số tù binh vừa bắt được, Đế quốc Đại Việt đang nắm giữ đến hơn 70.

000 tù binh Pháp và các đồng minh.

Một con số rất lớn đối với những cuộc chiến tranh của các nước Âu châu thời bấy giờ.

Hoạt động phản chiến ở Pháp bắt đầu bùng nổ.

Dân chúng Pháp yêu cầu chính phủ sớm chấm dứt chiến tranh, và cứu binh lính Pháp bị bắt về nước.

Sau mấy chục năm sống yên bình sung sướng, người Pháp thật không chịu nổi trước cảnh bom đạn uy hiếp sinh mệnh và tài sản của họ hàng ngày.

Chiến tranh xảy ra ở đâu đó xa xôi, ở Á châu, Phi châu chẳng hạn, thì họ không quan tâm, nhưng nếu chiến tranh xảy ra ngay tại nước Pháp, trực tiếp uy hiếp sinh mạng họ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của họ thì không thể chấp nhận được.

Napoleon III bị người dân làm quá, đành phải một mặt ra lệnh cho quân đội Pháp tìm cách chống lại sự không kích của Không quân Đại Việt, một mặt tìm giải pháp cầu hòa trong thể diện.

Đến lúc này, ông ta cũng không muốn theo đuổi chiến tranh, bởi mầm móng của phong trào khôi phục nền Cộng hòa đã lộ diện.

Bất kỳ một vị quân chủ nào cũng đều sợ bị hạ bệ và thành lập nền Cộng hòa.

Bị hạ bệ tức là mất ngôi vua.

Thành lập nền Cộng hòa còn tồi tệ hơn, bởi khi đó địa vị quý tộc cũng không còn.

.

Berlin.

Khi phái đoàn ngoại giao của Đế quốc Đại Việt đến Berlin, mang theo tin tức từ Á Đông, thủ tướng Phổ Otto von Bismarck nhận thấy rằng đây là cơ hội rất tốt để thống nhất Đức.

Nguyên bản, phải đến năm 1866, cuộc chiến tranh thống nhất Đức mới bắt đầu bằng chiến tranh Áo – Phổ.

Khi đó, Vương quốc Phổ phải dùng rất nhiều biện pháp để các cường quốc Âu châu như Anh, Pháp, Nga giữ vai trò trung lập.

Nhưng lúc này lại khác, Otto von Bismarck nhìn thấy cơ hội rất tốt.

Hạm đội Đại Việt đang kiểm soát biển Bắc cùng eo biển Manche, và có ưu thế tuyệt đối tại đó.

Vương quốc Anh muốn can thiệp vào sự vụ ở lục địa Âu châu cũng khó.

Đế quốc Pháp đang phải lo đối phó với sự tấn công của Đế quốc Đại Việt, chỉ cần dùng chút thủ đoạn là có thể khiến Đế quốc Pháp không còn khả năng giúp đỡ đồng minh của họ là Đế quốc Áo.

Vương quốc Hà Lan cũng chẳng khá hơn.

Vương quốc Tây Ban Nha thì ở xa và đã sức cùng lực kiệt sau mấy cuộc chiến tranh với Đế quốc Đại Việt.

Đế quốc Nga thì có thù với Đế quốc Áo sau thất bại trong cuộc chiến tranh Krym.

Tóm lại, lúc này đây vấn đề thống nhất Đức chỉ là việc nội bộ của người Đức.

Đối với “thiết huyết thủ tướng” Otto von Bismarck, cơ hội tốt như thế sao có thể bỏ qua được.

Thế là ông ta cùng Phạm Hưng Hào mật đàm.

Sau đó, Vương quốc Phổ và Đế quốc Đại Việt ký kết minh ước, nâng quan hệ đồng minh lên đến mức cao nhất.

Ngoài ra còn có nhiều hiệp ước khác, tăng cường sự hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực như :

quân sự, kinh tế, văn hóa, học thuật, .

Trong đó có một số điều khoản quan trọng như :

Đế quốc Đại Việt lập tức chuyển giao cho Vương quốc Phổ trang bị của hai đại đội Không quân, hỗ trợ huấn luyện Không quân Phổ chiến đấu, chuyển nhượng kỹ thuật sản xuất Khinh khí cầu và bom; đổi lại, Vương quốc Phổ chuyển nhượng cho Đế quốc Đại Việt kỹ thuật sản xuất súng trường Dreyse (một loại súng trường có thể bắn 10 – 12 phát mỗi phút) và pháo Krypp (một loại pháo nòng sắt).

Cả hai loại vũ khí trên đều bị người Âu châu chê, chỉ duy nhất có quân đội Phổ trang bị, nhưng khi Tuấn Văn nghe Trương Kiệt báo cáo thì rất hứng thú với nó.

Súng trường Dreyse tuy có hao đạn dược, tốn kém, nhưng Tuấn Văn không thiếu tiền.

Mặc dù nhược điểm của nó là tầm bắn không xa, nhưng nếu cần tầm bắn xa thì đã có súng Pattern 1853 Enfield có tầm bắn xa nhất thời bấy giờ.

Khinh khí cầu tuy là kỹ thuật quân sự quan trọng, là ưu thế của quân đội Đại Việt, nhưng kỹ thuật của nó lại không phức tạp, chỉ cần có thời gian thì người Âu châu sớm muộn gì cũng chế tạo thành công.

Do đó Tuấn Văn mới dùng nó để đổi lấy những gì mình cần.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-au-chau-chan-dong-96313.html