Đông Phương Minh Nguyệt - BAO VÂY BẮC KINH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 33 : Đông Phương Minh Nguyệt - BAO VÂY BẮC KINH

  Ngày 22 tháng 8 năm Canh Thân (tức ngày 6/10/1860 dương lịch), liên quân Anh – Pelew tiến đến bên ngoài thành Bắc Kinh.

Sau khi đội kỵ binh tinh nhuệ của Bác Đa Lặc Cát Đài Thân vương Tăng Cách Lâm Thấm bị tiêu diệt hoàn toàn, kinh thành không hư khó thể phòng thủ, Hàm Phong Hoàng đế đã bỏ kinh thành chạy về Thừa Đức, sau đó lại chạy về Nhiệt Hà lánh nạn, để lại em trai là Cung Thân Vương Dịch Hân ở lại phụ trách đàm phán với liên quân.

Khi Lý Ngân và Đô đốc Sir James Hope Grant dẫn quân đến Bắc Kinh, bọn họ thật bất ngờ khi thấy bên ngoài thành đã có một doanh trại quân Pelew trú đóng ở đó.

Trương Kiệt thấy bọn họ đến, bước ra nghênh đón, tươi cười nói :

- Bệ hạ biết các vị sẽ chiến thắng rất dễ dàng nên đã phái ta đến đây trước một bước.

Đô đốc Sir James Hope Grant kinh ngạc hỏi :

- Tướng quân đến đây được bao lâu rồi ?

Trương Kiệt cười nói :

- Mới chỉ được hai ngày.

Huân tước Engil hỏi :

- Tình hình trong thành ra sao ?

Trương Kiệt nói :

- Hoàng đế Đại Thanh đã bỏ kinh thành chạy về Thừa Đức.

Bắc Kinh hiện tại do em trai của ông ta là Cung Thân Vương Dịch Hân trấn thủ.

Ta đã giao thiệp với bọn họ, đòi phải thả phái đoàn bị bắt hôm trước ra, nhưng bọn họ vẫn còn do dự.

Huân tước Engil tức giận nói :

- Còn do dự gì nữa chứ ! Ra tối hậu thư yêu cầu bọn họ lập tức thả người, nếu không chúng ta sẽ công thành.

Đô đốc Sir James Hope Grant nói :

- Ta sẽ ra tối hậu thư ngay.

Trương Kiệt nói :

- Hai hôm nay tuy không giao thiệp thành công với Thanh triều, nhưng ta cũng thăm dò được ít nhiều tin tức.

Có tin tốt mà cũng có tin xấu.

Mọi người muốn nghe tin nào trước ?

Đô đốc Sir James Hope Grant nói :

- Vậy nói tin tốt trước đi.

Chúng ta vừa mới thắng trận, đang hứng khởi, nói tin xấu sẽ làm mọi người mất hứng.

Trương Kiệt nói :

- Trong thành hiện tại trên danh nghĩa vẫn còn mười vạn Bát kỳ binh người Mãn Châu.

Nhưng theo người dân bản địa thì bọn họ chỉ là lính kiểng, chỉ biết ăn chơi, nghiện ngập, ngay cả người dân bình thường cũng đánh không lại.

Do vậy mà Hoàng đế Đại Thanh mới phải bỏ chạy khỏi kinh thành.

Đô đốc Sir James Hope Grant gật đầu nói :

- Như thế thì càng có lợi cho chúng ta.

Huân tước Engil lại có cảm giác bất an, hỏi :

- Vậy còn tin xấu thì sao ?

Ông ta phụ trách ngoại giao, nên phải nắm tin tức toàn diện hơn, đặc biệt là những ưu thế và bất lợi của phe mình.

Trương Kiệt nói :

- Nghe đồn tình hình của phái đoàn chúng ta không hay lắm.

Thanh triều đã làm gì bọn họ, nên mới do dự không chịu thả người, sợ chúng ta biết tin.

Huân tước Engil nổi giận nói :

- Vậy thì hãy dàn quân ra trước chân thành, kéo cả đại pháo đến đây, buộc bọn họ phải lập tức thả người.

Nếu không chúng ta mà vào thành thì .

hừ hừ .

Phái đoàn ngoại giao là đại diện cho một quốc gia.

Nếu phái đoàn có vấn đề gì thì ảnh hưởng đến thể diện của Anh quốc.

Đô đốc Sir James Hope Grant liền gật đầu nói :

- Phải đó.

Chúng ta tập trung hết quân lại đây để sớm giải quyết vụ này và buộc Thanh triều phải cầu hòa.

Mọi người cũng đều tán đồng và phân đầu hành sự.

Quân Anh ở đây có 10.

000 người, quân Pelew có 8.

000 người (số còn lại bảo hộ chỉ huy bộ và phòng thủ Thiên Tân).

Đại quân dàn trận dưới chân thành, súng ống, đại pháo tua tủa, sát khí đằng đằng.

Sau đó, tối hậu thư được gửi vào trong thành.

Huân tước Engil còn nhắn thêm rằng, nếu không lập tức thả người thì sẽ tấn công vào tận Tử Cấm Thành, và tính mạng những người trong đó sẽ không được đảm bảo.

Sáng hôm sau, phái đoàn được thả ra, nhưng chỉ còn lại vài người.

Tình trạng ai nấy đều rất thê thảm.

Khoảng 20 người đã tử vong khi bị tra tấn dã man, gồm cả hai phái viên người Anh và một phóng viên của báo “The Times”.

Theo lời kể của những người sống sót thì ban đầu bọn họ liên tục bị tra tấn để trả đũa cho sự thất bại của quân Thanh, có khi bị treo ngược lên và đánh, có khi bị kẹp những thanh tre vào ngón tay rồi kéo siết lại cho đến khi những ngón tay gần như đứt rời, có khi bị đổ nước vào miệng cho đến khi bụng căng ra, có khi bị dùng đao rạch lên người thành những vết thương rồi sát muối vào, .

Tóm lại đều là những cách tra tấn cực kỳ dã man.

Phần lớn thành viên của phái đoàn đã chết vì tra tấn, chỉ còn lại vài người sống sót.

Đến ngày 29/9/1860 (nhằm ngày rằm tháng bảy âm lịch), khi tin thất trận ở Bát Lý Kiều truyền về Bắc Kinh thì Cung Thân Vương mới ra lệnh ngừng tra tấn, và đưa những người còn sống sót đến một ngôi chùa, dụ dỗ bọn họ can thiệp vào cuộc đàm phán với liên quân theo hướng có lợi cho Thanh triều.

Trưởng phái đoàn là Harry Smith Parkes đã từ chối đưa ra bất kỳ lời hứa nào, và cũng từ chối đại diện cho Huân tước Engil.

Đến hôm nay thì bọn họ được thả ra, nhưng chỉ còn lại tám người là Harry Smith Parkes, Henry Loch và sáu tùy tùng.

Tin tức từ những người vừa thoát nạn khiến ai nấy đều phẫn nộ.

Những phóng viên theo quân phẫn nộ đòi trừng phạt những kẻ liên quan.

Và Huân tước Engil là phẫn nộ hơn cả.

Ông ta đòi tấn công vào Bắc Kinh, san bằng Tử Cấm Thành để trả đũa.

Mọi người cảm thấy như thế không ổn, nhưng không thể khuyên can được, nên vội mời Tuấn Văn đến để định đoạt.

Tuấn Văn dù sao cũng là Tổng chỉ huy cuộc chiến, thân phận lại đặc thù, nên có thể ngăn cản được Huân tước Engil.

Tuấn Văn đến nơi, nghe mọi người trình bày lại sự tình, trầm ngâm giây lát, rồi nói :

- Tấn công vào thành thì không thành vấn đề, nhưng san bằng Tử Cấm Thành thì không nên.

Dù sao đó cũng là trụ sở của triều đình một nước, và là nơi ở của Hoàng tộc.

San bằng nó sẽ gây ra ảnh hưởng không hay lắm, và cũng có thể gây hại đến việc ký kết Hiệp ước.

Mọi người đều tán đồng nhận xét đó, trừ Huân tước Engil.

Ông ta hậm hực nói :

- Chẳng lẽ bỏ qua cho bọn họ dễ dàng như thế hay sao ?

Thật không cam tâm.

Tuấn Văn trầm ngâm giây lát, rồi hỏi Trương Kiệt :

- Nghe nói ngoài thành có hai cung điện nghỉ mát của các Hoàng đế Đại Thanh ?

Trương Kiệt nói :

- Vâng ạ.

Ngoài thành có Thanh Y Viên và Viên Minh Viên, là nơi nghỉ mát của các Hoàng đế Đại Thanh.

Thanh Y Viên bắt đầu được xây dựng từ thời Tống – Kim, còn Viên Minh Viên mới được xây dựng từ đầu thời Thanh.

Nghe nói các Hoàng đế Đại Thanh đã đổ rất nhiều tiền của để xây dựng nó.

Thanh Y Viên được xây dựng khi nhà Kim dời đô đến Bắc Kinh như là Hoàng Gia Ngự Uyển, và được các triều đại sau này tiếp tục cải tạo mở rộng.

Đến năm 1888, Từ Hy Thái Hậu mới dốc hết quốc lực sửa sang lại để làm nơi dưỡng lão, và đổi tên Thanh Y Viên thành Di Hòa Viên.

Còn Viên Minh Viên được bắt đầu xây dựng từ đời Khang Hy, mỗi đời Hoàng đế Đại Thanh đều đổ tiền của để cải tạo nó, khiến nó trở thành khu cung điện Hoàng gia lớn nhất thế giới, và cũng xa hoa nhất thế giới, hào xưng “Vạn viên chi viên”.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Đốt Tử Cấm Thành thì không nên.

Nhưng những nơi ở ngoài thành thì không thành vấn đề.

Binh hoang mã loạn, tên bay đạn lạc, gây hỏa hoạn vài nơi cũng là chuyện bình thường.

Huân tước Engil lập tức đứng dậy nói :

- Để ta đến đó thiêu hủy nó.

Nói xong lập tức cáo từ, ra ngoài điểm quân đi ngay.

Mọi người đều biết ông ta cần nơi để trút giận, nên cũng không ngăn cản.

Đốt hai khu vườn dù sao cũng ít gây ảnh hưởng hơn việc san bằng Tử Cấm Thành.

Hơn nữa, mọi người cũng cảm thấy cần phải trừng phạt Thanh triều để trả đũa việc bọn họ đối xử dã man với phái đoàn ngoại giao.

Thế mà mãi đến chiều vẫn không thấy có khói lửa, trừ Tuấn Văn, ai nấy đều rất ngạc nhiên.

Đến khi Huân tước Engil trở về, Đô đốc Sir James Hope Grant không nhịn được nên hỏi ngay :

- Sao không thấy khói lửa gì hết vậy ?

Huân tước Engil không còn vẻ gì là tức giận nữa, cười nói :

- Nơi đó tuyệt lắm.

Ta phải tham quan hết rồi mới xử lý.

Rồi khi thấy quân lính hì hục khuân vác những chiếc rương lớn nặng nề về doanh trại, mọi người chợt nhớ đến những “vật khả nghi” ở Thiên Tân, nên cũng tranh nhau đi tham quan hai nơi đó.

Không chỉ có thế, tướng sĩ liên quân còn nhiệt tình đến “thăm viếng” trang viện của những phú hào trong vùng, và giúp gia chủ “dọn dẹp” nhà cửa.

Chỉ có điều, bọn họ nhiệt tình đến nỗi dọn luôn về doanh trại cất giữ giúp.

Tuấn Văn vì thân phận không tiện tham gia, nhưng cũng được mọi người chia cho một phần đáng kể.

Đến ngày 5 tháng 9 năm Canh Thân (tức ngày 18/10/1860 dương lịch), Huân tước Engil sau khi tham quan hết mọi nơi, mới cho quân phóng hỏa thiêu hủy cả hai khu vườn.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-bao-vay-bac-kinh-96233.html