Đông Phương Minh Nguyệt - CẢ NƯỚC MỪNG VUI - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 67 : Đông Phương Minh Nguyệt - CẢ NƯỚC MỪNG VUI

 

- Báo mới ! Báo mới đây ! Andaman đại hải chiến, Hải quân Đại Việt toàn diệt Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha.

- Tin đặc biệt đây ! Hơn trăm chiến hạm Pháp và Tây Ban Nha kết thành liên quân tấn công Đại Việt, bị tiêu diệt ở biển Andaman.

Một nửa số chiến hạm của liên quân bị đánh chìm, một nửa bị bắt giữ.

Hơn 60.

000 quân Pháp và Tây Ban Nha bị bắt làm tù binh.

- Tin mới nhất đây ! Ba chiếc Thiết giáp hạm thuộc loại tiên tiến bậc nhất thế giới của Hải quân Pháp đều rơi vào tay Hải quân Đại Việt.

Hải quân Đại Việt thực lực đại tăng.

- Tin chi tiết về cuộc chiến tranh Pháp – Việt lần thứ ba, Pháp quốc lại thảm bại.

- Đế quốc Pháp và Đế quốc Đại Việt, ai mạnh hơn ?

Các chuyên gia quân sự phân tích thực lực của song phương.

- Triều đình Đại Việt cảm tạ Hoàng đế Napoleon III của Pháp vì đã cống hiến hơn 60.

000 lao công cho sự nghiệp kiến thiết kinh đô An Phú.

- Hải quân Đại Việt cảm tạ Hoàng đế Napoleon III của Pháp vì đã tặng những Thiết giáp hạm tiên tiến nhất thế giới cho Hải quân Đại Việt.

- Sự phồn vinh của kinh đô An Phú có công lao không nhỏ của những lao công người Pháp.

Chính quyền địa phương đề nghị lập bia ghi công.

.

Trời vừa tờ mờ sáng, những đứa trẻ bán báo đã chạy khắp các đường phố, rao mời mua báo.

Những tin tức về trận hải chiến ở biển Andaman cũng thông qua đó mà lần đầu đến với công chúng.

Chuyện đó diễn ra ở nhiều thành thị tại Đế quốc Đại Việt, cũng như những thành phố lớn ở khu vực Á Đông, như Thượng Hải, Hương Cảng, Singapore, .

Đó là tờ báo duy nhất ở khu vực Á Đông lúc bấy giờ, tờ “Tiến bộ”, trực thuộc Giang thị Thương hội, tức là do Tuấn Văn sai người lập ra.

Để đảm bảo dân chúng khỏi bị tái mù chữ, để phổ cập tri thức cho dân chúng, cũng như để truyền bá văn hóa Việt cho người nước ngoài, Tuấn Văn đã cho lập ra Tòa soạn báo, phát hành báo chí cả bằng hai thứ tiếng :

tiếng Việt và tiếng Anh.

Ở thời hiện đại, Tuấn Văn biết từng có nhiều người sau khi học xong lớp xóa mù chữ, nhưng trải qua một thời gian không ứng dụng thì quên hết.

Do đó, Tuấn Văn thấy rằng cần có một tờ báo để người dân có thứ để đọc.

Tờ báo ngoài tin tức thời sự, còn có thơ văn, khoa học thường thức, du lịch đó đây, chuyện vui giải trí, và cả tiểu thuyết chương hồi.

Tuấn Văn không cho đăng truyện Tàu (như thế là giúp truyền bá văn hóa Hán), mà cho “sáng tác” từ những thể loại thịnh hành ở thời hiện đại mà Tuấn Văn biết, kiểu như Tiên hiệp tu chân, Võ hiệp kiếm hiệp, Huyền ảo dị giới, .

nhưng lấy bối cảnh Việt và văn hóa Việt chứ không phải Hán.

Cái này gọi là gậy ông đập lưng ông.

Trước khi xuyên việt, Tuấn Văn từng đọc không ít tác phẩm kiểu đó, người Hán rất khoái trò đó, gọi văn hoa là “dĩ di chế di”.

Kết quả, Tuấn Văn được tôn làm thủy tổ của những thể loại tân tiến đó.

Cho đến lúc này, hầu hết các thành thị lớn của Đế quốc Đại Việt đều đã được thông điện báo.

Tuấn Văn có tiền, lại là đại cổ đông của Công ty Telegraphen

- Bauanstalt von Siemens & Halske gần như độc quyền trong việc thi công các hệ thống điện báo hiện tại, nên việc thi công rất thuận lợi.

Đầu tiên là đường dây điện báo Thượng Hải – An Phú, đi xuyên qua Đài Loan, có hai nhánh thông đến Hương Cảng và Lưu Cầu.

Sau đó là một đường dây điện báo được kéo từ Hương Cảng sang Hà Nội, rồi đi dọc theo vùng duyên hải Đại Nam vào phía nam, đến Gia Định, đến bán đảo Cà Mau, rồi lại vượt biển sang bán đảo Malaya, cuối cùng đến Singapore.

Hiện tại, tuyến đường dây điện báo An Phú – Hawai’i đang được nghiên cứu thi công, sau đó tuyến này sẽ được kéo dài sang tận Los Angeles, một thành phố hiện tại thuộc Mỹ quốc, nhưng Tuấn Văn đã sớm xem nó là địa bàn của mình.

Các sản nghiệp của Tuấn Văn ở Mỹ phần lớn tập trung ở đó, và gần như lũng đoạn kinh tế địa phương.

Nhờ đường dây điện báo, việc phát hành báo chí trở nên dễ dàng hơn.

Ở các thành thị lớn có kết nối điện báo thì đều có xưởng in báo, khi nhận được nội dung từ tòa soạn sẽ lập tức in ngay và tiêu thụ tại địa phương.

Những thành thị ở xa hơn thì đành phải chịu chậm hơn do thời gian vận chuyển.

Lúc này, tuy kỹ thuật nhiếp ảnh chưa được hoàn thiện, nhưng kỹ thuật in kẽm đã xuất hiện, giúp hạ giá thành của việc in ấn, để ấn phẩm có thể đến được nhiều người hơn.

Ở các thành thị, người dân nghe những đứa trẻ bán báo rao truyền những tin tức trọng đại đó, tất cả đều chấn kinh, chấn hãi, sửng sốt, rồi có rất nhiều người hưng phấn tột cùng, nhưng cũng có một số kẻ thất vọng xen lẫn bất an.

Những người có ít tiền lập tức gọi lại mua một tờ báo.

Những người nghèo hơn, thì nhiều người góp tiền lại mua báo, hoặc là tụ tập bên cạnh những người vừa mua báo, năn nỉ đọc cho nghe.

Ở các thành thị, việc xóa mù chữ được tiến hành rất tốt, người dân ít ra cũng có thể đọc được báo, dù có người vẫn phải đánh vần từng chữ, nhưng cũng là đọc được, qua đó có thể biết được nội dung trên báo.

Báo chí đã trở thành một bộ phận trong đời sống thị dân Đại Việt.

Các phần tử trí thức đọc báo để theo dõi tin tức thời sự, hoặc kiến thức khoa học, hoặc để biết về những vùng đất xa xôi.

Những người dân lao động bình thường thì lại hứng thú hơn với tiểu thuyết chương hồi đăng trên báo, đọc xong hồi này, bọn họ lại mong chờ số tới để đọc hồi kế tiếp.

Phải nói rằng, đa số độc giả đến với báo là vì để xem tiểu thuyết.

Sau khi tin chiến thắng thông qua báo chí truyền đi các nơi, từ Hà Nội đến Gia Định, từ Đài Loan đến Hawai’i, khắp nơi đều nghe pháo nổ vang trời để chúc mừng chiến thắng.

Đây đã là cuộc chiến tranh Pháp – Việt lần thứ ba trong vòng sáu năm nay, và lần chiến thắng này có ý nghĩa trọng đại hơn cả.

Người dân hứng khởi truyền tai nhau về tin thắng trận, rồi hân hoan bàn tán, khoe tài phân tích của mình.

Thông qua sự phân tích của các “chuyên gia”, mọi người đều biết quốc thế của Đế quốc Đại Việt đã tăng cao, trở thành chân chính nhất đẳng cường quốc, nói theo nghĩa hiện đại là siêu cường, nên càng thêm tự hào vì mình là người dân Việt.

Trong một gian tiểu viện ở Gia Định, hai văn sĩ đang ngồi trong thảo đình uống trà bàn luận chuyện thơ văn.

Đột nhiên nghe bên ngoài có nhiều tiếng ồn ào cùng tiếng pháo nổ vang rền, một người kinh ngạc hỏi :

- Phan đệ.

Đã xảy ra chuyện gì vậy ?

Đó là một người tuổi độ bốn mươi, hai mắt đã mù, nhưng thần thái duệ trí, chính là Hối Trai tiên sinh Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên nổi tiếng.

Người được gọi là Phan đệ chính là Phan Văn Trị, một bạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu ở Bạch Mai Thi xã từ trước khi quân Pháp đến, lúc này chỉ mới 32 tuổi.

Phan Văn Trị đỗ Cử nhân từ khi 19 tuổi, nên rất nổi danh.

Vào thời ấy, đỗ Cử nhân là đã có thể ra làm quan.

Nguyễn Đình Chiểu chỉ đỗ Tú Tài.

Sau khi triều đình thu phục Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu vì mù lòa, không quen với cuộc sống phồn hoa ở An Phú, nên đã xin được về quê.

Tuấn Văn đã ban cho Nguyễn Đình Chiểu một gian tiểu viện trong thành Gia Định, tuy không cao sang nhưng trang nhã, rất hợp lòng Nguyễn Đình Chiểu.

Vì đảm nhận việc biên soạn Luân Lý Giáo khoa thư, nên Nguyễn Đình Chiểu vẫn được hưởng ngạch quan chức, được hưởng lương, cuộc sống cũng thoải mái.

Thấy thi hữu Phan Văn Trị có cuộc sống khó khăn, nên Nguyễn Đình Chiểu đã mời về đây cùng tham gia soạn sách.

Nguyễn Đình Chiểu bị mù, cần người phụ tá cũng hợp lý, vì vậy tỉnh trưởng Gia Định đã đặc biệt cấp cho Phan Văn Trị một khoản lương bổng từ ngân sách của tỉnh.

Phan Văn Trị cũng hiếu kỳ muốn biết chuyện gì, nên vội đi ra ngoài nghe ngóng.

Nhưng chỉ một lát sau, Phan Văn Trị đã hối hả chạy vào, vừa chạy vừa hơ hãi nói lớn :

- Nguyễn huynh.

Tin vui.

Tin vui.

Nguyễn Đình Chiểu vừa kinh vừa mừng, vội hỏi :

- Tin gì ?

Phan Văn Trị nói nhanh :

- Quân ta tiêu diệt hơn trăm chiến hạm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, bắt sống hơn 6 vạn quân giặc.

Nguyễn Đình Chiểu giật mình sửng sốt, rồi chợt vỗ bàn nói :

- Đại thắng.

Đại thắng a ! Mau đốt pháo.

Mau đốt pháo.

Là người Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu biết rất rõ sự lợi hại của quân Pháp.

Hồi trước, chỉ mấy nghìn quân Pháp đã khiến cho triều đình Đại Nam phải cắt đất nạp tiền cầu hòa.

Ngày nay quân Đại Việt đại bại quân Pháp, bắt sống đến hơn 6 vạn, đủ thấy chiến thắng lẫy lừng đến mức nào.

Phan Văn Trị sắc mặt hớn hở, gật đầu lia lịa nói :

- Phải phải.

Đệ đi mua pháo ngay.

Nguyễn Đình Chiểu xua tay bảo :

- Bảo bọn trẻ đi mua là được.

Đệ mau kể lại chi tiết cho ta nghe.

Phan Văn Trị ngượng ngùng nói :

- Đệ chỉ biết vậy thôi, chưa kịp xem chi tiết.

Nhưng có báo đây.

Nguyễn Đình Chiểu vội nói :

- Mau đọc báo.

Mau đọc báo.

Nguyễn Đình Chiểu rất khâm phục người đã sáng tạo ra báo chí.

Có báo chí, người dân có cơ hội tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ văn hóa.

Đương nhiên, việc phổ cập giáo dục đã khiến Nguyễn Đình Chiểu mãn ý hơn cả.

“Toàn dân đều biết chữ”, Nguyễn Đình Chiểu luôn nhớ đến kỳ vọng đó của Hoàng đế Bệ hạ.

Chỉ qua một chi tiết đó cũng đủ thấy Hoàng đế Bệ hạ là một đấng minh quân.

Đọc xong các bản tin trên báo, sau một phen xuýt xoa tán thán, Phan Văn Trị chợt nói :

- Làm dân một nước cường thịnh thật là sung sướng.

Nguyễn Đình Chiểu mỉm cười đồng cảm.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-ca-nuoc-mung-vui-96301.html