Đông Phương Minh Nguyệt - CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 87 : Đông Phương Minh Nguyệt - CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

  Lại nói, Tuấn Văn định bán bớt vũ khí cũ để thay bằng vũ khí mới tiên tiến hơn.

Nhưng Trương Kiệt lại ngần ngừ nói :

- Bệ hạ.

Quân đội bản triều có đến hơn 20 vạn khẩu súng loại Minié.

Muốn bán hết cũng không dễ.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ giây lát, rồi bảo :

- Mỹ, Nhật Bản, Ba Tư, Etiopia là những thị trường tiềm năng.

Ở Mỹ đang diễn ra nội chiến, phe Liên minh miền nam đặc biệt cần vũ khí.

Ở Nhật Bản, phe duy tân và phe bảo thủ đang tích cực chuẩn bị chiến tranh.

Chẳng bao lâu nữa là ở Nhật Bản sẽ diễn ra cuộc Minh Trị Duy Tân và cuộc chiến tranh Boshin giữa phe ủng hộ Thiên hoàng (Tenno) và phe ủng hộ Tướng quân (Shogun).

Ở Ba Tư, phía nam bị người Anh uy hiếp, phía bắc bị người Nga bức bách, đang có nhu cầu vũ trang quân đội.

Etiopia thì đang bị liệt cường dòm ngó, phải vũ trang để tự vệ.

Đó là những thị trường tiềm năng để tiêu thụ vũ khí.

Nghe nhắc đến Nhật Bản, Trương Kiệt ánh mắt sáng lên, nói :

- Bệ hạ.

Nhật Bản là một thị trường đặc biệt tiềm năng.

Sau khi gia tộc Shimazu ở Satsuma trang bị súng trường Minié cho quân đội của họ thì súng trường Minié rất có thị trường ở Nhật Bản.

Con nghĩ chúng ta có thể bán khoảng 5 vạn khẩu súng cho bọn họ.

Còn Liên minh miền nam ở Mỹ cũng cần rất nhiều vũ khí, loại nào họ cũng cần.

Nói đến đây, Trương Kiệt chợt nhớ đến một chuyện, vội nói :

- Bệ hạ.

Người của ta ở Anh vừa báo về rằng ở Anh có kỹ thuật cải tiến súng trường loại Enfield để có thể bắn được 10 phát mỗi phút, được Jacob Snider thiết kế từ năm 1860, nhưng cho đến nay vẫn chưa được ứng dụng vào quân đội Anh.

Nghe nói trước đây người Anh cho rằng bắn nhiều phát đạn trong một phút là quá phung phí và không cần thiết.

Chỉ sau cuộc chiến tranh Áo – Phổ, quan điểm đó mới được cải thiện, nhưng có ứng dụng hay không thì vẫn còn đang tranh cãi.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :

- Nếu như giá thành cải tiến không cao thì có thể mua lại.

Súng trường loại Enfield sau khi cải tiến mà có tính năng gần bằng loại Dreyse thì không cần trang bị loại Dreyse nữa.

Truyền chỉ cho Quân sự Khoa học Viện khẩn trương nghiên cứu cải tiến loại Dreyse thành một loại vũ khí tiên tiến hơn.

Trương Kiệt vội vâng dạ.

Tuấn Văn chợt hỏi :

- Cuộc xung đột giữa Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa Peru thế nào rồi ?

Trương Kiệt nói :

- Bệ hạ.

Vẫn vậy ạ.

Một bên cố hòa giải, còn một bên cứ tiếp tục khiêu khích.

Theo tin từ Âu châu thù chính phủ Tây Ban Nha đã phái một phái đoàn mang danh nghĩa “Hoàng gia đại biểu” sang Peru để giải quyết vụ việc.

Nhưng vấn đề ở chỗ, nhân viên của phái đoàn đó không phải là quan chức ngoại giao mà là quan chức thuộc địa.

Đó là một sự xúc phạm cố ý.

Tuấn Văn khẽ cười :

- Người Tây Ban Nha vẫn chưa công nhận Cộng hòa Peru.

Có thể họ cho rằng Cộng hòa Peru không phải là một quốc gia độc lập.

Trương Kiệt vội nói :

- Vâng ạ.

Con nghĩ khi bọn họ biết bản triều thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Peru, hẳn sẽ tức giận lắm.

Tức giận mà không có chỗ phát tiết, ắt sẽ hư gan thương phế.

Do quân đội Tây Ban Nha thường xuyên liên hợp cùng quân đội Pháp đi gây chiến tranh ở khắp nơi, trong khi lợi ích thu về không được như mong đợi, nên chi phí quân sự của triều đại Isabel II đã tăng lên rất nhiều trong những năm qua, là một gánh nặng đối với toàn dân Tây Ban Nha.

Cũng vì thế, người Tây Ban Nha hy vọng khôi phục lại Đế quốc thuộc địa huy hoàng của bọn họ ngày trước.

Vào cuối năm 1862, chính phủ của Nữ vương Isabel II đã gửi một Hạm đội đến vùng biển Nam Mỹ, nơi vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha trước đây, với danh nghĩa “cuộc thám hiểm khoa học”.

Mục đích chính của họ là để ủng hộ các tuyên bố tài chính và pháp lý của người Tây Ban Nha sống ở Mỹ châu, đương nhiên là ủng hộ bằng tàu to súng lớn.

Hạm đội được chỉ huy bởi Đô đốc Luis Hernández Pinzon, một hậu duệ trực tiếp của anh em nhà Pinzon, những người đã từng đi cùng Christopher Columbus phát hiện ra Mỹ châu.

Hạm đội gồm ba chiến hạm :

Khu trục hạm Nuestra Señora del Triunfo (4.

390 tấn), Khu trục hạm Resolución (4.

390 tấn) và chiến hạm Virgen de Covadonga (630 tấn).

Người Tây Ban Nha đến cảng Valparaiso của Chile vào ngày 18/4/1863.

Tây Ban Nha đã công nhận sự độc lập của Cộng hòa Chile từ những năm 1840 và có quan hệ ngoại giao, nên Hạm đội đã được tiếp đón nồng nhiệt.

Họ để lại các hiệp ước tốt nhất với chính phủ Chile và đi sang Peru.

Mặc dù Tây Ban Nha chưa bao giờ công nhận sự độc lập của Cộng hòa Peru (tuyên bố độc lập vào năm 1821), nhưng Hạm đội cũng nhận được sự chào đón thân thiện tại cảng Callao.

Họ ở lại đó vài tuần, sau đó đi đến San Francisco ở California.

Đây cũng là thời điểm bắt đầu các vấn đề.

Ngày 4/8/1863, một sự cố khó hiểu đã diễn ra tại Hacienda Talambó thuộc Peru.

Đối với lý do không hoàn toàn rõ ràng, một cuộc xung đột đã nổ ra giữa hai người Tây Ban Nha sống ở đó và 40 người dân địa phương.

Kết quả hiển nhiên, một người Tây Ban Nha bị chết, bốn người bị thương.

Khi tin tức về vụ việc đến tai Đô đốc Luis Hernández Pinzon, ông ta đưa Hạm đội quay lại Peru vào ngày 13, đòi hỏi một lời xin lỗi của chính phủ Peru và bồi thường cho các thần dân Tây Ban Nha bị ảnh hưởng.

Chính phủ Peru trả lời rằng đó là vấn đề nội bộ của cảnh sát, nên giao cho hệ thống tư pháp của họ xử lý và không có một lời xin lỗi nào.

Để đáp lại, chính phủ Tây Ban Nha ở Madrid quyết định đòi phía Peru thanh toán các khoản nợ cũ của thuộc địa có từ thời Chiến tranh độc lập.

Một phái đoàn dosebio de Salazar y Mazaredo dẫn đầu được gửi sang để giải quyết vấn đề trực tiếp với chính phủ Peru.

Vấn đề ở chỗ,sebio de Salazar y Mazaredo sang Peru với danh nghĩa “Hoàng gia đại biểu”, nhưng ông ta lại là một quan chức thuộc địa, và không được ủy quyền như một viên chức ngoại giao.

Đây là một sự xúc phạm cố ý đối với chính phủ Peru, nên các cuộc đàm phán đều thất bại và xung đột bắt đầu.

Người Tây Ban Nha có thái độ khiêu khích như thế, hẳn là xem thường quân đội Peru, tin chắc rằng chỉ cần một tiểu hạm đội với một toán quân nhỏ hơn nghìn người cũng đủ để giải quyết vấn đề.

Họ xem sự việc quá đơn giản, và xem người Peru như một đám thổ dân của thời thuộc địa trước đây.

Chỉ đáng tiếc … Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Đó cũng là một thị trường tiềm năng.

Bản triều sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Peru, có thể chào hàng vũ khí với bọn họ.

Chiến hạm, vũ khí, lương thực, vật tư, … bọn họ muốn mua thứ gì cũng có.

Nếu các quốc gia lân cận cảm thấy nguy cơ, cũng muốn mua thì càng tốt.

Trương Kiệt cười nói :

- Bệ hạ yên tâm.

Nếu như bọn họ chưa cảm thấy nguy cơ thì con sẽ giúp bọn họ sớm nhận ra.

Trương Kiệt luôn hiểu ý Tuấn Văn và biết mình phải làm gì.

Đó là điều Tuấn Văn rất hài lòng.

Trầm ngâm giây lát, Tuấn Văn hỏi :

- Quân đội Chile và Argentina hùng hậu chứ ?

Trương Kiệt cười nói :

- Bệ hạ.

So với thổ dân địa phương thì rất hùng hậu đấy ạ.

Hồi năm 1862, quân đội Argentina xâm chiếm Vương quốc Araucanía và Patagonia ở phía nam chỉ với vài nghìn quân.

Vương quốc đó rộng hơn 70 vạn kilômét vuông, gần bằng đảo Borneo, thổ dân ở đó vẫn còn sử dụng giáo mác, cung tên làm vũ khí.

Vương quốc Araucanía và Patagonia là một thực thể có thật ở cực nam Mỹ châu của thổ dân Mapuche bản địa, với lĩnh thổ từ phía nam sông Biobio cho đến mũi đất cực nam của Mỹ châu.

Trước năm 1860, xứ đó không có một quốc gia thống nhất mà là lĩnh địa của nhiều bộ lạc người Mapuche bản địa.

Thời kỳ đó, người Mapuche đã cố gắng tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang tuyệt vọng để giữ lại nền độc lập của họ khi đối mặt với sự thù địch cũng như xâm lấn về quân sự và kinh tế của hai chính phủ Chile và Argentina.

Khi đến khu vực này vào năm 1860, luật sư người Pháp Orélie-Antoine đã “thông cảm” với người Mapuche, tuyên truyền với họ về sự hùng mạnh của Đế quốc Pháp, và vận động họ bầu ông làm Quốc vương của cả khu vực, với niềm tin rằng làm như thế sẽ được Đế quốc Pháp hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại quân đội Chile và Argentina.

Luật sư Orélie-Antoine đã như nguyện trở thành Quốc vương Orélie-Antoine I của Vương quốc Araucanía và Patagonia.

Orélie-Antoine thành lập một chính phủ ở thủ đô Perquenco, tạo ra một quốc kỳ với ba màu xanh dương

- trắng

- xanh lá cây, và cho đúc tiền xu với tên “Nouvelle France”.

Ông cố gắng vận động một sự công nhận quốc tế cho Vương quốc, nhưng thất bại bởi sự cản trở của hai chính phủ Chile và Argentina.

Vương quốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1860 – 1862), rồi bị quân đội Argentina tiêu diệt.

Dù vậy, chính phủ lưu vong vẫn còn tồn tại ở Pháp cho đến tận ngày nay và nhiều nhóm vũ trang vẫn còn tiếp tục chiến đấu đòi độc lập.

Quốc vương hiện nay là Felipe, kế vị vào năm 1952, vẫn còn hỗ trợ các cuộc đấu tranh của người Mapuche, và từng cho đúc một serie tiền xu kỷ niệm vào năm 1988.

 

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-cac-thi-truong-tiem-nang-96341.html